Cứ 5,668 g cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cứ 5,668 g cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu?


Đáp án:

Cao su buna-S có dạng [-CH2CH=CHCH2-CH2CH(C6H5)]n.

⇒ dù trùng hợp theo tỉ lệ nào thì Br2 chỉ cộng vào gốc butađien.

⇒ nbutađien = nBrom ≈ 0,022 mol ⇒ nstiren = (5,688 – 0,022 × 54) : 104 = 0,043 mol.

nbutađien : nstiren = 0,022 : 0,043 ≈ 1 : 2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là bao nhiêu?


Đáp án:

Bảo toàn electron có: 2.nCu = 3.nNO → nNO = 0,08 mol

→ VNO = 0,08.22,4 = 1,792 lít.

Xem đáp án và giải thích
Dạng toán thủy phân este trong môi trường kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 4,8

  • Câu B. 5,2

  • Câu C. 3,2

  • Câu D. 3,4

Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với a) nguyên tử cacbon b) nguyên tử lưu huỳnh c) nguyên tử nhôm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với

a) nguyên tử cacbon

b) nguyên tử lưu huỳnh

c) nguyên tử nhôm


Đáp án:

Nguyên tử magie

Nặng hơn bằng 24/12 = 2 lần nguyên tử Cacbon

Nhẹ hơn bằng 24/32 = 3/4 lần nguyên tử lưu huỳnh

Nhẹ hơn bằng 24/27 = 8/9  lần nguyên tử nhôm

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau: a. Fe2(SO4)3 + NaOH b. NH4Cl + AgNO3 c. NaF + HCl d. MgCl2 + KNO3 e. FeS (r) + 2HCl g. HClO + KOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:

a. Fe2(SO4)3 + NaOH

b. NH4Cl + AgNO3

c. NaF + HCl

d. MgCl2 + KNO3

e. FeS (r) + 2HCl

g. HClO + KOH


Đáp án:

a. Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3 ↓

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓

b. NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl ↓

Ag + Cl- → AgCl ↓

c. NaF + HCl → NaCl + HF

H+ F + → HF

d. MgCl2 + KNO3 → không có phản ứng

e. FeS (r) + 2HCl → FeCl2 + H2S

FeS (r) + 2H + → Fe2+ + H2S

g. HClO + KOH → KClO + H2O

HClO + OH- → H2O + ClO-

Xem đáp án và giải thích
Vì sao chu kì 2 và chu kì 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao chu kì 2 và chu kì 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố?


Đáp án:

Chu kì 2 và chu kì 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố vì theo các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử, có 8 nguyên tố mà nguyên tử có 2 lớp electron và cũng chỉ có 8 nguyên tố mà nguyên tử của chúng có 3 lớp electron.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…