Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử sau: C3H8, C3H6, C3H4.
a) C3H8 công thức tử giống CH4 (CnH2n+2) nên có công thức cấu tạo có 1 liên kết đơn: CH3 – CH2 – CH3.
b) C3H6 công thức phân tử giống C2H4 (CnH2n) nên công thức cấu tạo có 1 liên kết đôi CH2 = CH – CH3 và mạch vòng.
c) C3H4 công thức phân tử giống C2H2 (CnH2n-2) nên có công thức cấu tạo có 1 liên kết ba: CH ≡C – CH3; 2 nối đôi: CH2 = C = CH2 và mạch vòng
So sánh thể tích khí oxi thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) khi phân hủy hoàn toàn KMnO4. KClO3, H2O2 trong các trường hợp sau:
a) Lấy cùng khối lượng các chất đem phân hủy.
b) Lấy cùng lượng chất đem phân hủy.
a) Nếu lấy cùng khối lượng a gam.
⇒ nKMnO4 = a/158 mol; nKClO3 = a/122,5 mol; nH2O2 = a/34 mol
2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (1)
a/158 → a/316
2KClO3 -to→ 2KCl + 3O2 ↑ (2)
a/122,5 → 3a/245
2H2O2 -to→ 2H2O + O2 ↑ (3)
a/34 → a/68
Theo pt: nO2 (1) = 1/2. nKMnO4 = a/316 mol
nO2 (2) = 3/2. nKClO3 = 3a/245 mol
nO2 (3) = 1/2. nH2O2 = a/68 mol
Ta có : a/316 < 3a/245 < a/68 ⇒ n1 < n2 < n3
Vậy thể tích oxi thu được khi phân hủy KMnO4 < KClO3 < H2O2
b) Nếu lấy cùng số mol là b mol
2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (1)
b → b/2
2KClO3 -to→ 2KCl + O2 ↑ (2)
b → 3b/2
2H2O2 -to→ 2H2O + O2 ↑ (3)
b → b/2
Theo pt: nO2 (1) = 1/2. nKMnO4 = b/2 mol
nO2 (2) = 3/2. nKClO3 = 3b/2 mol
nO2 (3) = 1/2. nH2O2 = b/2 mol
Ta có: n1 = n3 < n2.
Vậy thể tích oxi thu được khi phân hủy KMnO4 bằng khi phân hủy H2O2 và nhỏ hơn KClO3.
Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng...có tác dụng giúp cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bậnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường bao nhiêu ngày?
Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho 1 số loại rau quả thì thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn là 12-15 ngày.
Cho m gam hỗn hợp X gồm ba etse đều đơn chức tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,4 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Tìm giá trị của m?
Đốt Y ⇒ nCO2 = 0,16 mol và nH2O = 0,26 mol
⇒ nY = nH2O - nCO2 = 0,1 mol
=> Số C = nCO2/nY = 1,6
⇒ Y chứa các ancol đơn chức ⇒ nO = 0,1mol
mY = mC + mH + mO = 4,04 g
nEste của ancol = 0,1mol
và nEste của phenol = x mol
⇒ nNaOH = 0,1 + 2x = 0,4 mol
⇒ x = 0,15 ⇒nH2O = 0,15 mol
Bảo toàn khối lượng:
mX = mmuối + mY + mH2O - mNaOH = 25,14g
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn m gam E thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 6,09 mol O2. Giá trị của m là
C trung bình của muối = (18.3 + 16.4 + 18.5)/(3 + 4 + 5) = 52/3
—> C trung bình của E = 3.52/3 + 3 = 55
Quy đổi E thành (HCOO)3C3H5 (a), CH2 (49a) và H2 (-b) (Tính nCH2 = 55a – 6a)
mY = 176a + 14.49a = 68,96
nO2 = 5a + 1,5.49a – 0,5b = 6,09
—> a = 0,08; b = 0,38
—> mE = 68,20 gam.
Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ điều gì?
Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ rằng ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet