Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân hỗn hợp peptit trong dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm dipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp O2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28g. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào :


Đáp án:
  • Câu A. 40

  • Câu B. 50

  • Câu C. 35 Đáp án đúng

  • Câu D. 45

Giải thích:

Đáp án : C Phương pháp: Qui đổi hỗn hợp về thành 1 chất đại diện, bảo toàn khối lượng. Đặt : CT amino axit: CnH2n+1O2N ; x CnH2n+1O2N ---H2O---> hh E ---NaOH---> CnH2nO2NNa; mhh muối = 120,7 gam ; Ta có : 14n + 69 = 120,7 / 0,4 ; => n = 32/11 ; x = 1,1/0,4 = 2,75 ; 2,75 CnH2n+1O2N ---(-1,75H2O)---> C2,75n H5,5n–0,75O3,75N2,75 (E) --+O2---> CO2 + H2O + N2 ; Đặt nE = a (mol) mCO2 + mH2O = 44.2,75an + 9(5,5n – 0,75)a = 78,28 => a = 0,16 mol; mhh E = 0,16.(38,5.32/11 - 0,75 + 16.3,75 + 14.2,75) = 35g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một hợp kim có chứa 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al. Cho hợp kim vào 200ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc được dung dịch Y và 8,12 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít H2 (ở đktc). Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Một hợp kim có chứa 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al. Cho hợp kim vào 200ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc được dung dịch Y và 8,12 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít H2 (ở đktc). Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là?


Đáp án:

Z gồm 3 kim loại Ag, Cu và Fe dư

Đặt số mol Ag, Cu và Fe trong Z lần lượt là a, b, c

mhỗn hợp = 108a + 64b + 56c = 8,12 (1)

khi cho Z tác dụng với HCl, chỉ có Fe phản ứng tạo khí

Fe + HCl → FeCl2 + H2

nFe = nH2 = 0,03 mol, hay c = 0,03 mol (2)

xét phản ứng của 2,8 gam Fe ( 0,05 mol) và 0,81 gam Al ( 0,03 mol) với dung dịch X.

Sau phản ứng này Fe còn dư ( 0,03 mol) nên toàn bộ Al đã phửn ứng hết.

QT nhường e: Al --> Al3+ 3e

                      0,03             0,09

                        Fe  --> Fe2+ + 2e

                         0,02                0,04

QT nhận e:       Ag+ + 1e  --> Ag

                        a          a          a

                         Cu2+ + 2e   --> Cu

                             b         b

Bảo toàn e: a + 2b = 0,13 (3)

Từ (1), (2) và (3), suy ra: a = 0,03 mol; b = 0,05 mol; c = 0,03 mol

CM(AgNO3) = 0,15M

Xem đáp án và giải thích
Xà phòng là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng là gì?


Đáp án:

Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo có thêm một số chất phụ gia như chất độn, chất diệt khuẩn, chất tạo hương,....

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch các chất sau : a. CH3CH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONH4, anbumin b. C6H5NH2, CH3CH(NH2)COOH, (CH3)2NH, anbumin
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch các chất sau :

a. CH3CH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONH4, anbumin

b. C6H5NH2, CH3CH(NH2)COOH, (CH3)2NH, anbumin


Đáp án:

a. Dùng quỳ tím nhận ra CH3NH2 do làm quỳ tím chuyển màu xanh.

- Đun nhẹ dung dịch nhận ra anbumin do có hiện tượng đông tụ.

- Hai dung dịch còn lại cho tác dụng NaOH nhận ra CH3COONH4 do tạo khi mùi khai làm xanh quỳ tím ẩm.

CH3COONH4 + NaOH (to) → CH3COONa + NH3 ↑ + H2O

Glyxin có phản ứng nhưng không tạo khí :

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

b. Đun nhẹ các dung dịch nhận ra anbumin do có hiện tượng đông tụ.

- Dùng quỳ tím nhận ra (CH3)2NH do làm quỳ tím chuyển màu xanh.

- Dùng dung dịch Br2 nhận ra anilin do tạo kết tủa.

C6H5NH2    + 3Br2      --H2O--> 2,4,6-tribromanilin + 3HBr

Xem đáp án và giải thích
Khi thủy phân hoàn toàn 0,05 mol este tiêu tốn hết 5,6g KOH. Mặt khác, khi thủy phân 5,475g este đó thì tiêu tốn hết 4,2g KOH và thu được 6,225g muối. Vậy CTCT este?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thủy phân hoàn toàn 0,05 mol este tiêu tốn hết 5,6g KOH. Mặt khác, khi thủy phân 5,475g este đó thì tiêu tốn hết 4,2g KOH và thu được 6,225g muối. Vậy CTCT este?


Đáp án:

nKOH =0,1 mol

0,0375 mol este khi thủy phân cần 4,2 g KOH

⇒ Meste = (5,475: 0,0375) = 146 (g/mol)

Là este 2 chức nên (COOCH2CH2CH3)2 và CH(COOCH3)3 sai.

Muối là (RCOOK)2 nmuối = neste = 0,0375 (mol)

⇒ Mmuối = R + 166 = (6,225: 0,0375) =166(g/mol)

⇒ R = 0 và axit là HOOC-COOH

Meste = 146 ⇒ gốc ancol 2R = 146 - 88 = 58 ⇒ R = 29 hay C2H5

Vậy este là (COOC2H5)2

Xem đáp án và giải thích
Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?


Đáp án:

Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước …. sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau:

2Fe  +    O2    +   2H2O    Không khí ẩm →     2Fe(OH)2

4Fe(OH)2    +    O2    +   2H2O  →      4Fe(OH)3

Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…