Este X có công thức phân tử C10H8O4. Biết 0,1 mol X phản ứng tối đa với 0,3 mol NaOH, thu được dung dịch Y chứa hai muối có phân tử khối hơn kém nhau 114 đvC và một anđehit no, đơn chức, mạch hở. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 (đun nóng), thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
X là este 2 chức, tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:3 nên X chứa 1 este của phenol
Hai muối hơn kém nhau 114đvC nên X: HCOOC6H4-COOCH=CH2
Muối nhỏ là HCOONa; muối lớn là NaO-C6H4-COONa; anđehit là CH3CHO, mỗi chất 0,1 mol
=> nAg = 2nHCOONa + 2nCH3CHO = 0,4 mol
=> mAg = 43,2g
Lên men dd chứa 300g glucozo thu được 92g ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là:
Câu A.
40%
Câu B.
80%
Câu C.
54%
Câu D.
60%
Câu A. 27,965
Câu B. 16,605
Câu C. 18,325
Câu D. 28,326
Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:
a) Na2CO3 + Ca(NO3)2
b) FeSO4 + NaOH (loãng)
c) NaHCO3 + HCI
d) NaHCO3 + NaOH
e) K2CO3 + NaCI
g) Pb(OH)2 (r) + HNO3
h) Pb(OH)2 (r) + NaOH
i) CuSO4 + Na2S
Phương trình ion rút gọn:
a) Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓
b) Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2 ↓
c) HCO3- + H+ → CO2 ↑ + H2O
d) HCO3- + OH- → H2O + CO32-
e) Không có phương trình ion rút gọn.
g) Pb(OH)2 (r) + 2H+ → Pb2+ + 2H2O
h) H2PbO2 (r) + 2OH- → PbO22- + 2H2O
i) Cu2+ + S2- → CuS ↓
Tính thể tích dung dịch HNO3 1M ít nhất cần dùng để tác dụng hết với hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu. Cho biết phản ứng tạo sản phẩm khử duy nhất là NO.
Nhận thấy nếu Fe bị oxi hóa thành Fe3+ thì lượng Fe3+ tạo ra cũng không đủ hoà tan hết bột Cu do đó axit HNO3 hoà tan hết Fe và có phản ứng với Cu một lượng x mol. Sử dụng phương trình bán phản ứng và phương trình ion rút gọn ta có:
Fe → Fe3+ + 3e 4HNO3+ 3e → NO + 3NO3- + 2H2O
0,15 → 0,45(mol) 0,6 ←0,45 (mol)
Cu → Cu + 2e 4HNO3+ 3e → NO + 3NO3- + 2H2O
x → 2x (mol) ← 2x (mol)
Lượng Cu còn lại do Fe3+ hoà tan : 2Fe3++Cu → 2Fe2++ Cu2+
0,15 →0,075(mol)
Số mol Cu = 0,075 + x = 0,15 —> x = 0,075 (mol)
Vậy số mol HNO3 phản ứng là:
→ V HNO3 = 0,8 lít
Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và
0,328 m gam chất rắn không tan. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 48ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị
của m là
Giải
Cách 1
Cho hỗn hợp vào H2SO4 loãng. Dư chất rắn => Dư Cu => Muối sắt (III) đã bị khử hết xuống sắt (II)
10FeSO4+ 2KMnO4+ 8H2SO4 →5Fe2(SO4)3+ K2SO4+ 2MnSO4+ 8H2O
nKMnO4= 0,048 mol
=> nFeSO4= 0,24 mol
Cu+ Fe2(SO4)3 → CuSO4+ 2FeSO4
=> nFe2(SO4)3= nCu phản ứng= 0,12 mol
Fe2O3+ 3H2SO4 -→ Fe2(SO4)3+ 3H2O
=> nFe2O3= 0,12 mol
=> mFe2O3= 19,2g
Sau phản ứng, chất rắn giảm = m - 0,328m = 0,672m (gam)
m rắn giảm = mFe2O3 + mCu phản ứng
=> 19,2+ 0,12.64= 0,672m
=> m = 40g
Cách 2
Dung dịch X chứa Cu2+ và Fe2+
Ta có: nKMnO4 = 0,048 mol
Áp dụng BT e ta có: nFe2+ = 5.0,048 = 0,24 mol
BTNT nên nFe2O3 = 0,12 mol
Rắn không tan gồm Fe2O3 và Cu (0,12 mol)
=> m – 0,328m = 160.0,12 + 64.0,12 = 26,88
=> m = 40 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet