Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hòa tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 (lít) khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm oxit MxOy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hòa tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 (lít) khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm oxit MxOy


Đáp án:
  • Câu A. Fe3O4 Đáp án đúng

  • Câu B. CrO

  • Câu C. FeO

  • Câu D. Cr2O3

Giải thích:

Ta có: nCO = 0,8 mol; nSO2 = 0,9 mol

    Gọi n là hóa trị của kim loại M (1 ≤ n ≤ 3)

    Trong phản ứng giữa M với H2SO4 đặc nóng, M là chất khử nhường electron. H2SO4 đặc là chất oxi hóa nhận electron:

Trong phản ứng khử oxit kim loại bởi CO ta luôn có:

    nO (trong oxit) = nCO = 0,8 mol

    ⇒ Tỉ lệ:    

 Dựa vào các đáp án ta thấy n = 2 hoặc n = 3.

        + Nếu n = 2 ⇒ x/y = 9/8 (loại vì không có đáp án phù hợp)

        + Nếu n = 3 ⇒ x/y = 3/4

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong các cặp chất sau đây chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn, tan trong nước tốt hơn, vì sao? a) CH3OH và CH3OCH3 b) C2H5OH và C2H5OCH3 c) C2H5F và C2H5OH d) C6H5CH2OH và C6H5OCH3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các cặp chất sau đây chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn, tan trong nước tốt hơn, vì sao?

a) CH3OH và CH3OCH3

b) C2H5OH và C2H5OCH3

c) C2H5F và C2H5OH

d) C6H5CH2OH và C6H5OCH3


Đáp án:

a) CH3OH có nhiệt độ sôi hơn CH3OCH3 vì CH3OH tạo được liên kết hidro liên phân tử.

CH3OH tan trong nước tốt hơn CH3OCH3 vì CH3OH tạo được liên kết hidro với nước giúp nó phân tán tốt trong nước, tức là tan được trong nước.

c) d) Tương tự câu a ta có

Nhiệt độ sôi: C2H5OH > C2H5F; C6H5CH2OH > C6H5OCH3

Độ tan: C2H5OH > C2H5F; C6H5CH2OH > C6H5OCH3

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường). a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) Xác định nồng độ mol/l của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng tinh thể của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Xác định nồng độ mol/l của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng tinh thể của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể


Đáp án:

b) Theo pt (1): nCl2 = nMnCl2 = nMnO2 = 0,8 mol

Theo pt (2): nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 mol

nNaOH pư = 2. nCl2 = 2. 0,8 = 1,6 mol

⇒ nNaOH dư = 2 - 1,6 = 0,4 mol

Nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng:

CM (NaCl) = CM (NaClO) = CM(MnCl2) = 0,8/0,5 = 1,6 mol/ lít

CM (NaOH)dư = 0,4/0,5 = 0,8 mol/ lít

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định chất dựa vào chuỗi chuyển hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozo → X → Y→ CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là


Đáp án:
  • Câu A. CH3CHO và CH3CH2OH

  • Câu B. CH3CH2OH và CH3CHO

  • Câu C. CH3CH2OH và CH2=CH2

  • Câu D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO

Xem đáp án và giải thích
Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxi. a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính hiệu suất của phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxi.

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính hiệu suất của phản ứng


Đáp án:

a. Phương trình hóa học: 2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2

b. nKClO3 = 0,04 mol

2KClO--t0-->  2KCl + 3O2

1           →       1 mol

0,04        →   0,04 (mol)

Khối lượng KCl thu được theo lý thuyết là:

mlt = mKCl= nKCl.MKCl = 0,04.74,5 = 2,98 gam

Hiệu suất của phản ứng là: H = mtt/mlt . 100% = 83,9%

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết nguyên tắc luyện gang thành thép và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết nguyên tắc luyện gang thành thép và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Nguyên tắc luyện gang thành thép: Loại ra khỏi gang phần lớn các nguyên tố cacbon, silic, mangan ...

Thổi khí oxi vào lò đựng gang nóng chảy, khí oxi oxi hóa sắt thành FeO. Sau đó FeO sẽ oxi hóa một số nguyên tố trong gang như C, Mn, Si, P, S. Ví dụ:

   2Fe + O2 → 2FeO

   FeO + C → Fe + CO

   2FeO + Si → 2Fe + SiO2

   FeO + Mn → Fe + MnO.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…