Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa 3 loại liên kết sau:
a) Liên kết ion.
b) Liên kết cộng hóa trị không cực.
c) Liên kết cộng hóa trị có cực.
So sánh | Liên kết cộng hóa trị không cực | Liên kết cộng hóa trị có cực | Liên kết ion |
Giống nhau về mục đích | Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e) | ||
Khác nhau về cách hình thành liên kết | Dùng chung e. Cặp e không bị lệch | Dùng chung e. Cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn | Cho và nhận electron |
Thường tạo nên | Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim | Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau | Giữa kim loại và phi kim |
Nhận xét | Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion. |
Hãy trình bày phương pháp hóa học để phần biệt 2 anion CO32+ và SO32-.
Nhỏ dung dịch HCl dư vào dung dịch, thu khí sinh ra:
CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
SO32- + 2H+ → SO2 + H2O
+ Dẫn khí sinh ra qua bình đựng dung dịch KMnO4
Dung dịch KMnO4 bị nhạt màu do phản ứng với SO2 ⇒ nhận biết được ion SO32-
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
+ Dẫn khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong, làm đục nước vôi trong ⇒ có khí CO2 ⇒ nhận biết được ion CO32-
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Hãy giải thích về sự thay đổi của khối lượng lá Zn trong mỗi dung dịch sau:
a. CuSO4
b. CdCl2
c. AgNO3
d. NiSO4
a. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Cu (M = 64)
b. Zn + CdCl2→ ZnCl2 + Cd
Zn + Cd2+ → Zn2+ + Cd
Khối lượng lá Zn tăng do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Cd (M = 112)
c. Zn + 2AgNO3→ Zn(NO3)2 + Ag
Zn + 2Ag+ → Zn2+ + Ag
Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 2 nol Ag (M = 108)
d. Zn + NiSO4→ ZnSO4 + Ni
Zn + Ni2+ → Zn2+ + Ni
Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Ni (M = 59)
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vủa đủ với dung dịch NaOH 32,0% tạo ra muối Na2HPO4
a) Viết Phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng.
c) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được.
nP = 0,2 mol
4P + 5O2 → 2P2O5
0,2 0,1
P2O5 + 4NaOH → 2NaHPO4 + H2O
0,1 0,4 0,2
Theo pt: nNaOH = 2.nP2O5 = 0,4 mol
Khối lượng dung dịch NaOH 32% đã dùng:
mddNaOH = [0,4.40.100]/32 = 50g
Khối lượng dung dịch sau phản ứng:
mdd = mp,05 + mddNaOH = 0,1.142 + 50 = 64,2 (g)
Nồng độ phần trăm của dung dịch Na2HPO4 là: C%(Na2HPO4) = [0,2.142.100] : 64,2 = 44,24%
Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, hãy cho biết vai trò các chất tham gia trong các phản ứng oxi hóa – khử sau:
a) Cl2 + 2HBr → 2HCl + Br2.
b) Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O.
c) 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O.
d) 2FeCl2 +Cl2 → 2FeCl3.
Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
Câu A.
35,50
Câu B.
34,36
Câu C.
49,09
Câu D.
38,72
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet