Nhận biết chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các phương trình hóa học dưới đây, có bao nhiêu phương trình tạo ra chất khí? Cl2 + F2 ----> ; Cl2 + H2S ----> ; H2SO4 + Fe3O4 ----> ; C4H8 + H2O ---> ; H2 + CH2=CH-COOH ----> ; Br2 + C6H5NH2 ---> ;

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3 Đáp án đúng

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Giải thích:

Cl2 + F2 → 2ClF Cl2 + H2S → 2HCl + S 10H2SO4 + 2Fe3O4 → 3Fe2(SO4)3 + 10H2O + SO2 C4H8 + H2O → C4H10O H2 + CH2=CH-COOH → CH3CH2COOH 3Br2 + C6H5NH2 → C6H2Br3NH2 + 3HBr Vậy có 3 chất khí gồm ClF, SO2 và C4H10O Mở rộng: Clo monoflorua là một hợp chất liên halogen dễ bay hơi có công thức hóa học ClF. Nó là một chất khí không màu ở nhiệt độ phòng và ổn định ngay cả ở nhiệt độ cao. Khi làm lạnh đến -100 °C, ClF ngưng tụ thành một chất lỏng màu vàng nhạt. Nhiều tính chất của nó là trung gian giữa các halogen cấu thành, Cl2 và F2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về danh pháp của chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tên hợp chất có công thức cấu tạo (C17H33COO)3C3H5 là:


Đáp án:
  • Câu A. triolein

  • Câu B. tristearin

  • Câu C. trilinolein

  • Câu D. tripanmitin

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng xà phòng hóa của Este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng este CH3OOCCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:

Đáp án:
  • Câu A. CH2=CHCOONa và CH3OH.

  • Câu B. CH3COONa và CH2=CHOH.

  • Câu C. CH3COONa và CH3CHO.

  • Câu D. C2H5COONa và CH3OH.

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại 


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại.

- Tiến hành TN:

   + Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 3ml dd HCl loãng

   + Lần lượt cho 3 mẫu kim loại có kích thương tương đương nhau vào 3 ống nghiệm

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm khi thả Al nhanh hơn so với ống nghiệm khi thả Fe. Ống nghiệm khi thả Cu không có hiện tượng gì.

Kết luận: Tính kim loại Al > Fe > Cu.

PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu không tác dụng với dd HCl loãng

2. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch.

- Tiến hành TN: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút quan sát màu đinh sắt và màu dung dịch.

- Hiện tượng: Trên Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ (Cu); dung dịch nhạt dần màu xanh ( Cu2+ phản ứng và nồng độ giảm).

- Kết luận: Kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch (kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng)

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

3. Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học.

- Tiến hành TN:

   + Rót vào 2 ống nghiệm mỗi ống khoảng 3ml dd H2SO4 loãng

   + Cho vào mỗi ống 1 mẩu kẽm.

   + Nhỏ thêm vào 2-3 giọt dd CuSO4 vào ống thứ 2.

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng:

   + Lúc đầu ở ống 1 và ống 2 bọt khí thoát ra đều nhau.

   + Ở ống 2 sau khi thêm CuSO4 thấy ở viên kẽm xuất hiện màu đỏ, đồng thời bọt khí thoát ra nhanh hơn ống 1

- Giải thích: Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Cu sinh ra bám lên thanh Zn thành 2 điện cực trong dung dịch H2SO4 ⇒ pin (ăn mòn điện hóa học)

- PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Xem đáp án và giải thích
Biết rằng 1,12 lít khí cacbon đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hoà. a) Viết phương trình hoá học. b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết rằng 1,12 lít khí cacbon đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hoà.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng.


Đáp án:

a) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

b) nNaOH = 2nCO2 = 1,12x2 /22,4 = 0,1 (mol)

Nồng độ mol của dung dịch NaOH là 1M.

Xem đáp án và giải thích
Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2(k) ⇋ 2SO3 (k); ΔH <0 Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho cân bằng hóa học sau:

2SO2 (k) + O2(k) ⇋ 2SO3 (k); ΔH <0

Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?


Đáp án:

Dựa vào phản ứng: 2SO2 (k) +O2(k) ⇋ 2 SO3 (k); ΔH < 0

   - Đây là một phản ứng tỏa nhiệt (ΔH < 0).

   - Có sự chênh lệch số mol trước và sau phản ứng.

Vì vậy, các yếu tố làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận là:

      + Hạ nhiệt độ (2).

      + Tăng áp suất (3).

      + Giảm nồng độ SO3 (5).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…