Có những chất: CuO, BaCl2, Zn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra: a) Chất khí cháy được trong không khí? b) dung dịch có màu xanh lam? c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit? d) Dung dịch không màu và nước? Viết tất cả các phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất: CuO, BaCl2, Zn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra:

a) Chất khí cháy được trong không khí?

b) dung dịch có màu xanh lam?

c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit?

d) Dung dịch không màu và nước?

Viết tất cả các phương trình phản ứng.


Đáp án:

Các phương trình hóa học:

a) Chất khí cháy được trong không khí là khí H2.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑

b) Dung dịch có màu xanh lam: CuCl2 , CuSO4.

CuO + 2HCl → CuCl2 (xanh lam) + H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 (xanh lam) + H2O

c) Chất kết tủa trắng không tan trong nước và axit là BaSO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

d) Dung dịch không màu là: ZnCl2, ZnSO4.

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a). Nung nóng KClO3 (không xúc tác) chỉ thu được KCl và O2. (b). Lượng lớn thiếc dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ (sắt tây) dùng công nghiệp thực phẩm. (c). Sắt tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao hơn 570 độ C thu được oxit sắt từ và khí H2. (d). Nhôm là nguyên tố đứng hàng thứ hai sau oxi về độ phổ biến trong vỏ Trái Đất (e). Phản ứng của O2 với N2 xảy ra rất khó khăn là phản ứng không thuận nghịch. (f). Có thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy của Mg nhưng không được dùng H2O (g). Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4 thấy có kết tủa màu vàng. (h). Nước ta có mỏ quặng apatit (công thức: Ca3(PO4)2) ở Lào Cai. (i). Trong phòng thí nghiệm CO được điều chế bằng cách đun nóng axit HCOOH với H2SO4 đặc. Có tất cả bao nhiêu phát biểu không đúng?

Đáp án:
  • Câu A. 7

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Hãy ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau: a) Xicloankan là một loại hiđrocacbon mạch vòng [] b) Hiđrocacbon mạch vòng là xicloankan [] c) Công thức phân tử của monoxicloankan là (CH2)n [] d) Công thức phân tử của xicloankan là CnH2n [] e) Công thức phân tử của monoxicloankan là CnH2n [] g) 6 nguyên tử C ở xiclohexan cùng nằm trên 1 mặt phẳng [] h) 6 nguyên tử C xiclohexan không cùng nằm trên 1 mặt phẳng []
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau:

a) Xicloankan là một loại hiđrocacbon mạch vòng []

b) Hiđrocacbon mạch vòng là xicloankan []

c) Công thức phân tử của monoxicloankan là (CH2)n []

d) Công thức phân tử của xicloankan là CnH2n []

e) Công thức phân tử của monoxicloankan là CnH2n []

g) 6 nguyên tử C ở xiclohexan cùng nằm trên 1 mặt phẳng []

h) 6 nguyên tử C xiclohexan không cùng nằm trên 1 mặt phẳng []


Đáp án:

a) Đ

b) S

c) Đ (n ≥ 3)

d) S

e) Đ

g) S

h) Đ

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 2,24 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình được 0,672 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,88 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị của m là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SOvà HNO3 thu được dung dịch X và 2,24 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình được 0,672 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,88 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị của m là:


Đáp án:

Giải

Sau cùng ta thu được 2 muối Fe2+ và Cu2+, áp dụng BT e ta có:

  1. m/56 + 2. 2,88/64= 3.(0,1 + 0,03)

→ 2m = 56.0,3

→ m = 8,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là bao nhiêu?


Đáp án:

Đổi: 400ml = 0,4 lít

Số mol chất tan là: nCuCl2 = CM.V = 0,2. 0,4 = 0,08 mol

Khối lượng chất tan là: mCuCl2 = 135.0,08 = 10,8 gam

Xem đáp án và giải thích
Một loại thủy tinh có thành phần là Na2SiO3, CaSiO3 và SiO2. Viết phương trình hóa học để giải thích việc dùng axit flohđric để khắc chữ lên thủy tinh đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại thủy tinh có thành phần là Na2SiO3, CaSiO3 và SiO2. Viết phương trình hóa học để giải thích việc dùng axit flohđric để khắc chữ lên thủy tinh đó.


Đáp án:

Có thể viết thành phần hoá học gần đúng thuỷ tinh đó là:Na2O.CaO.2SiO2

Khi dùng HF để khắc chữ lên thuỷ tinh thì có phản ứng:

SiO2 + 4HF →SiF4 ↑ + 2H2O

Nên có thể dùng axit HF để khắc chữ, khắc hình lên thuỷ tinh.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…