Bài tập về tính chất hóa học của glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là:


Đáp án:
  • Câu A. 30,6

  • Câu B. 27,0

  • Câu C. 15,3

  • Câu D. 13,5 Đáp án đúng

Giải thích:

- Ta có: nglucozo = nCO2/2 = nCaCO3/2 = 0,075 mol; Þ mglucozo = 180.0,075 = 13,5g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng của Glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là :

Đáp án:
  • Câu A. 7,20.

  • Câu B. 2,16.

  • Câu C. 10,8.

  • Câu D. 21,6.

Xem đáp án và giải thích
1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh. a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo: - lượng chất. - khối lượng chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo:

- lượng chất.

- khối lượng chất.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng

Fe + S → FeS

2Al + 3S → Al2S3

b) Gọi nFe = x mol, theo PT ⇒ nS (1) = nFe = x mol

Gọi nAl = y mol, theo PT ⇒ nS (2) = 3/2.nAl = 3/2y mol

⇒ nS = x +3/2y = 0,04 mol

mhh = 56x + 27y = 1,1.

Giải hệ phương trình ta có x = 0,01 mol, y= 0,02 mol.

Tỉ lệ % sắt và nhôm trong hỗn hợp theo lượng chất ( theo số mol là):

Tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp theo khối lượng chất:

mAl = 0,02 x 27 = 0,54g

mFe = 0,01 x 56 = 0,56g.

%mAl = 0,54/1,1 . 100% = 49,09%

%mFe = 100% - 49,09% = 50,91%

Xem đáp án và giải thích
Dẫn 2,24 lít khí NH3(đktc)đi qua ống đựng 32 g CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính thể tích khí B (đktc). Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng. Coi hiệu suất của quá trình là 100%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn 2,24 lít khí đi qua ống đựng 32 g CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B.

Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính thể tích khí B (đktc).

Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng.

Coi hiệu suất của quá trình là 100%.





Đáp án:

Thể tích khí B là : 0,05.22,4=1,12 lít khí nitơ.

Chất rắn A gồm : 0,15 mol Cu và 0,4-0,15=0,25(mol) CuO.

Chỉ có CuO phản ứng với HCl.

Thế tích dung dịch HCl 2M là 0,5:2=0,25(lít).





Xem đáp án và giải thích
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng lưu huỳnh đioxit và lưu huỳnh trioxit là những oxit axit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng lưu huỳnh đioxit và lưu huỳnh trioxit là những oxit axit


Đáp án:

SO2 và SO3 là những oxit axit vì:

- SO2 và SO3 tan trong nước tạo thành dung dịch axit H2SO3 và H2SO4

SO2 + H2O → H2SO3

SO3 + H2O → H2SO4

- SO2 và SO3 tác dụng với bazơ , oxit bazơ tạo muối sunfit và sunfat.

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.

SO3 + NaOH → NaHSO4

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.

SO2 + CaO → CaSO3

SO3 + MgO → MgSO4

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p. (2). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n. (3). Nguyên tử oxi có số e bằng số p. (4). Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6 e. (5). Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử. (6). Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron. (7). Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử. (8). Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron. Số phát biểu sai là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…