Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?


Đáp án:

Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Cu- Ag, nồng độ của các ion trong dung dịch biến đổi như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Cu- Ag, nồng độ của các ion trong dung dịch biến đổi như thế nào?



Đáp án:

Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Cu - Ag xảy ra phản ứng hoá học 2Ag++Cu2Ag+Cu2+, nồng độ ion Ag+ giảm dần và ngược lại, nồng độ của ion Cu2+ tăng dần.


Xem đáp án và giải thích
Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Xác định công thức của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Xác định công thức của X?


Đáp án:

MX = 86: C4H6O2

nmuối= nX= 0,2mol

⇒ Mmuối = 82: CH3COONa

⇒ X là CH3COOCH=CH2

Xem đáp án và giải thích
Đốt 5,6 gam Fe trong V lít khí Cl2 (đktc), thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 39,5 gam kết tủa. giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt 5,6 gam Fe trong V lít khí Cl2 (đktc), thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 39,5 gam kết tủa, giá trị của V là bao nhiêu?


Đáp án:

0,1 mol Fe + a mol Cl2 → hh X → dd Fe(NO3)3 + (Ag, AgCl)

Fe  -->  Fe3+    + 3e

0,1          0,1         0,3

Cl2   + 2e  --> 2Cl    --> AgCl

a          2a         2a                a

Ag+  + e    --> Ag

b           b           b

bảo toàn e: 2a + b = 0,3 (1)

khối lượng kết tủa: 143,5.2a + 108b = 39,5 (2)

giải hệ (1) và (2) ta được a = 0,1; b = 0,1

V = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 0,30 gam chất A (phân tử chỉ chứa C, H, O) thu được 0,44 gam khí cacbonic và 0,180 gam nước. Thể tích hơi của 0,30 gam chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử của chất A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,30 gam chất A (phân tử chỉ chứa C, H, O) thu được 0,44 gam khí cacbonic và 0,180 gam nước. Thể tích hơi của 0,30 gam chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử của chất A.


Đáp án:

Gọi công thức hợp chất hữu cơ là CxHyOz (x,y,z nguyên dương)

nO2 = 0,005 mol

=> MA = 0,3/0,005 = 60

nCO2 = 0,44/44 = 0,01 mol

=> nC = 0,01 mol

nH2O = 0,18/18 = 0,01 mol

=> nH = 0,02 mol

mO = mA – (mC + mH) = 0,3 - (0,01.12 + 0,02.1) = 0,16(g)

⇒ nO = 0,16/16 = 0,01 mol

nC : nH : nO = 0,01 : 0,02 : 0,01 = 1 : 2 : 1

⇒ công thức phân tử (CH2O)n

Ta có: mA = 30n = 60 ⇒ n = 2

⇒ Công thức phân tử của A là C2H4O2

Xem đáp án và giải thích
Để phân biệt 4 lọ chưa fomalin, dung dịch axit fomic, dung dịch axit axetic, dung dịch grixerol thì có thể dùng cách nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để phân biệt 4 lọ chưa fomalin, dung dịch axit fomic, dung dịch axit axetic, dung dịch grixerol thì có thể dùng cách nào?


Đáp án:

 Dùng quỳ tím sau đó dùng dung dịch AgNO3 trong NH3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…