Cho các polime sau: sợi bông (1), tơ tằm (2), sợi đay (3), tơ enang (4), tơ visco (5), tơ axetat (6), nilon-6,6 (7). Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là?
Câu A. 1, 2, 3, 5, 6
Câu B. 5, 6, 7
Câu C. 1, 2, 5, 7
Câu D. 1, 3, 5, 6 Đáp án đúng
Đáp án D; Phân tích: Những loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là: sợi bông (1), sợi đay (3), tơ visco (5), tơ axetat (6).
Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7: 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Tìm m
Giả sử: mCu = 0,7m ; mFe = 0,3m
m kim loại dư = 0,75m → Bao gồm 0,7m gam Cu và 0,05m gam Fe
→ mFe pư = 0,25m
nNO + nNO2 = 0,25 mol
Bảo toàn N: nHNO3 = 4nNO + 2nNO2 = 0,7 mol
→ nNO = 0,1 mol và nNO2 = 0,15 mol
Bảo toàn electron: 2nFe = 3nNO + nNO2
2. (0,25m/56) = 0,1.3 + 0,15.1
→ m = 50,4 gam
Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?
Gốc C6H5- có tương tác hút electron mạnh làm giảm mật độ electron của nguyên tử N nên làm tính bazo của anilin giảm gần như không có tính bazo đồng thời làm giảm độ tan của anilin trong nước.
- Nhóm C6H5-CH2-
- Do nhóm NH2 không đính trực tiếp vào vòng benzen nên mật độ electron trên nguyên tử Nito của phân tử C6H5CH2NH2 lớn hơn tính bazơ không bị giảm đi do đó nó tan tốt trong nước và làm quỳ tím hóa xanh.
Cho lá Fe kim loại vào :
a. Dung dịch H2SO4 loãng
b. Dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp.
a. Cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng , ban đầu có phản ứng
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Xuất hiện bọt khí hidro, sau một thời gian bọt khí H2 sinh ra bám trên mặt thanh sắt sẽ ngăn cản không cho thanh sắt tiếp xúc với dung dịch H2SO4. Phản ứng dừng lại.
b. Cho một lượng nhỏ dung dịch CuSO4 có phản ứng
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu ↓
Cu sinh ra bám trên bề mặt thanh sắt hình thành cặp pin điện hóa Fe-Cu. Lúc này xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa trong dung dịch H2SO4 loãng
Tính khử : Fe mạnh hơn Cu nên Fe đóng vai trò là cực âm. Cu đóng vai trò là cực dương
Tại cực âm: Fe - 2e → Fe2+
Tại cực dương : 2H+ + 2e → H2
Như vậy ta thấy bọt khí H2 thoát ra ở cực Cu, không ngăn cản Fe phản ứng với H2SO4 nên phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn, bọt khí H2 thoát ra nhiều hơn.
Hoà tan 0,1 mol phèn nhôm - amoni (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O vào nước được dung dịch X. Cho đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X (đun nóng) thì thu được kết tủa Y và khí Z. Xác định khối lượng kết tủa Y và thể tích (đktc) khí Z.
- Dung dịch Ba(OH)2 dư nên Al(OH)3 sinh ra rồi tan hết.
- Phèn amoni (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O: 0,1 mol
⟹ nSO42- = 0,4 mol và nNH4+ = 0,2 mol
Kết tủa Y : Ba2+ + SO42-→ BaS04 ↓
→m↓ = mBaSO4= 0,4.233 = 93,2 (g)
Khí Z : NH4 + + OH- → NH3↑+H2O
⟹ VNH3= 0,2.22,4 = 4,48 (lít).
Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dd lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?
Dd sau phản ứng đun nóng lại có kết tủa → có Ca(HCO3)2 tạo thành
nCaCO3 = 6/100 = 0,06 mol
BTNT Ca: 0,1 = nCaCO3 + nCa(HCO3)2 = 0,06 + nCa(HCO3)2 → nCa(HCO3)2 = 0,04 mol
BTNT C: nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 0,06 + 2.0,04 = 0,14 mol
→ V = 0,14. 22,4 = 3,136 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB