Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc, xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric, hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 6,3. Đáp án đúng

  • Câu B. 21,0.

  • Câu C. 18,9.

  • Câu D. 17,0.

Giải thích:

Chọn B. - Phản ứng: [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc) ---H2SO4,t0---> [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O. => mHNO3 = 63nHNO3 = [63,3.29,7.1] : [297.90%] = 21 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Người ta sản xuất khi nitơ trong công nghiệp bằng cách nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta sản xuất khi nitơ trong công nghiệp bằng cách nào?


Đáp án:

Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán nâng cao về amino axit, peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:


Đáp án:
  • Câu A. 4,24

  • Câu B. 3,18

  • Câu C. 5,36

  • Câu D. 8,04

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng ống nghiệm có chứa một ít đường. Đường trắng chuyển dần thành màu đen, đồng thời có những giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng ống nghiệm có chứa một ít đường. Đường trắng chuyển dần thành màu đen, đồng thời có những giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là gì?


Đáp án:

Dấu hiệu:

- Đường trắng chuyển thành màu đen.

- Có giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm.

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.


Đáp án:

Nhận biết các ion riêng biệt: Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-

- Nhỏ vào các mẫu dung dịch thuốc thử là NaOH:

Nhận ra ion Mg2+ vì có kết tủa trắng: Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

Nhận ra ion Al3+ vì có kết tủa trắng sau đó tan ra khi thêm OH-

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3↓ + OH- → [Al(OH)4]- tan

Nhận ra ion Ni2+ vì có kết tủa màu xanh lục:

Ni2+ + 2OH- → Ni(OH)2

- Nhỏ vào hai mẫu thuốc thử còn lại chứa hai anion dung dịch chứa Ba2+. Nhận ra ion SO42- vì tạo chất kết tủa màu trắng không tan trong axit.

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Mẫu chứa ion Cl- là mẫu còn lại.

Xem đáp án và giải thích
E là este của một axit đơn chức và ancol đơn chức. Để thủy phân hoàn toàn 6,6 gam chất E phải dùng 34,1 ml dung dịch NaOH 10% (d = 1,1 g/ml). Lượng NaOH này dùng dư 25% so với lượng NaOH phản ứng. Xác định công thức cấu tạo của E ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

E là este của một axit đơn chức và ancol đơn chức. Để thủy phân hoàn toàn 6,6 gam chất E phải dùng 34,1 ml dung dịch NaOH 10% (d = 1,1 g/ml). Lượng NaOH này dùng dư 25% so với lượng NaOH phản ứng. Xác định công thức cấu tạo của E ?


Đáp án:

Ta có: mNaOH đem dùng = (34,1.1,1.10) : 100 = 3,751 (gam)

mNaOH phản ứng = (3,751.100) : (100 + 25) = 3 (gam)

⇒ ME = 88 gam ⇒ R + 44 + R’ = 88 ⇒ R + R’ = 44

- Khi R = 1 ⇒ R’ = 43 (C3H7) ⇒ CTCT (E): HCOOC3H7(propyl fomiat)

- Khi R = 15 ⇒ R’ = 29 ⇒ CTCT (E): CH3COOC2H5 (etyl axetat)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…