Điện phân dung dịch bạc nitrat với cường độ dòng điện là 1,5 A, thời gian 30 phút, khối lượng bạc thu được là
Áp dụng định luật Faraday m = A.I.t/n.F=108.1,5.30.60/(1.96500)= 3,02 gam.
Nung một lượng sunfua kim loại hóa trị hai trong oxi dư thì thoát ra 5,60 lít khí (đktc). Chất rắn còn lại được nung nóng với bột than dư tạo ra 41,4 gam kim loại. Nếu cho khí thoát ra đi chậm qua đồng nung nóng thì thề tích giảm đi 20%.
a. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b. Xác định tên sunfua kim loại đã dùng.
a) Các phương trình phản ứng
2MS + 3O2 → 2MO + 2SO2
Chất rắn là MO
MO + C → M + CO
Khí gồm SO2 và O2 dư 2Cu + O2 → 2CuO
Khi đi qua Cu nung nóng giảm mất 20% là thể tích khí của oxi
nkhí = 5,6/22,4 = 0,25 mol ⇒ nSO2 = 0,25.80/100 = 0,2 mol
nM = 41,4/M mol
b) Theo PT: nM = nSO2 = 0,2 mol
⇒ MM = 41,4/0,2 = 207. Sunfua kim loại đã dùng là PbS
Nhúng một thanh sắt (dư) vào 100ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là:
Câu A. 0,05
Câu B. 0,5
Câu C. 0,625
Câu D. 0,0625
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí Z gồm CO và H2 cần dùng 4,48 lít khí O2. Hỗn hợp khí sinh ra có 3,36 lít CO2. Thể tích H2 trong hỗn hợp ban đầu là (biết thể tích các khí đều ở đktc)?
nCO2 = 0,15 mol
nO2 = 0,2 mol
2CO + O2 --t0--> 2CO2 (1)
2H2 + O2 --t0--> 2H2O (2)
Theo phương trình (1): nO2 (1) = 0.5.nCO2 = 0,075 mol
nO2 (2) = 0,2 – 0,075 = 0,125 mol
Theo phương trình (2): nH2 = 2nO2 = 0,25 mol
VH2 = 0,25.22,4 = 5,6 lít
Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Ion Y- và giá trị của a là:
Câu A. OH- và 0,4
Câu B. NO3- và 0,4
Câu C. OH- và 0,2
Câu D. NO3- và 0,2
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome.
* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn
* Về monome:
- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.
- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.
Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet