Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất đểnhận biết  3 chất trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất đểnhận biết  3 chất trên


Đáp án:

- Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là BaO

PTHH: BaO + H2O → Ba(OH)2

- Lấy Ba(OH)2 cho vào 2 chất rắn còn lại, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO

PTHH: Ba(OH)2 + Al2O3 + H2O → Ba(AlO2)2 + 2H2O .

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp A gồm FeS2 và Cu2S. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được 26,88 lít (đktc) khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Khối lượng và phần trăm khối lượng của Cu2S trong hỗn hợp ban đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm FeS2 và Cu2S. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được 26,88 lít (đktc) khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Khối lượng và phần trăm khối lượng của Cu2S trong hỗn hợp ban đầu là


Đáp án:

Giải

Ta có: nNO2 = 1,2 mol

Đặt nFeS2 = a mol; nCu2S = b mol

BT e ta có: 15nFeS2 + 10nCu2S = 1,8 => 15a + 10b = 1,2 (1)

Dung dịch B chứa 2 muối sunfat nên chứa: Fe3+ : a mol, Cu2+ : 2b mol, SO42- : (2a + b) mol

BTĐT ta có: 3a + 4b = 4a + 2b

=> a – 2b = 0 (2)

Từ 1, 2 => a = 0,06 mol và b = 0,03 mol

=>m muối = 0,06.56 + 0,06.64 + 96.(0,06 + 0,06) = 18,72 g

Xem đáp án và giải thích
Xác định trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành bốn thí nghiệm sau :

- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3

- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4

- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3

- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).


Đáp án:

Khối lượng phân tử của hemoglobin là M = (56 . 100%) / (0,4%) = 14000 (đvC)

Xem đáp án và giải thích
Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng: N2 + 3H2 ⇆ 2NH3 Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng:

N2 + 3H2 ⇆ 2NH3

Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu là gì?


Đáp án:

Gọi nồng độ ban đầu của N2 và H2 là a và b

Ta có: [N2] pư = [H2]pư/3 = ([NH3]tạo thành)/2

a – 2 = (b-3)/3 = 2/2

⇒ a = 3; b = 6

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt ba chất lỏng: benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt ba chất lỏng: benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn


Đáp án:

- Stiren làm mất màu nước brom :

   C6H5 – CH = CH2 + Br2 → C6H5 – CHBr – CH2Br

- Anilin tạo kết tủa trắng :

   C6H5-NH2 + 3Br2 → C6H2(Br)3-NH2↓ + 3HBr

- Benzen không có hiện tượng gì

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…