Cho 12,45 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành?
Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
Lại có: nCl- (trong muối) = 2nH2 = 2.0,3 = 0,6 (mol)
Khối lượng muối tạo thành bằng: 12,45 + 0,6. 35,5 = 33,75 (gam).
Dung dịch X có chứa 0,07 mol Na+, 0,02 mol SO42-, và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4-, NO3- là 0,04 mol. Trộn X và T được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là bao nhiêu?
Áp dụng bảo toàn điện tích cho các dung dịch X và Y ta có:
1.nNa+ = 2.nSO42- + 1.nOH- ⇒ 0,07 = 0,02.2 + x ⇒ x = 0,03
1.nClO4- + 1.nNO3- = 1.nH+ ⇒ y = 0,04
Phương trình phản ứng:
H+ + OH- → H2O
⇒ nH+ dư = 0,01 ⇒ [H+] = 0,1 ⇒ pH = 1.
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,21 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z và 27,84g chất rắn T gồm 3 kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,33 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Gía trị của a:
Giải
27,84g chất rắn T gồm 3 kim loại gồm có Cu, Ag, Fe dư
Gọi số mol của Cu, Ag, Fe dư lần lượt là 3x, 2x và y mol
BT e ta có: 2.3x + 2x + 3y = 2.0,33
=>8x + 3y = 0,66 (1)
Mặt khác ta có : mCu + mAg + mFe dư = 27,84
=>64.3x + 2x.108 + 56y = 27,84
=> 408x + 56y = 27,84 (2)
Từ 1,2 => x = y = 0,06 mol
Áp dụng BT e : 2(a – y) + 0,21.2 = 3x.2 + 2x
2(a – y) = 0,48 – 0,42
2(a – 0,06) = 0,06
=>a – 0,06 = 0,03
=>a = 0,09
Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 10 nơtron. Tổng các hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử
Số proton = số electron = 9.
⇒ p + n + e = 2e + n = 2.9 + 10 = 28 (hạt).
So sánh thể tích khí oxi thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) khi phân hủy hoàn toàn KMnO4. KClO3, H2O2 trong các trường hợp sau:
a) Lấy cùng khối lượng các chất đem phân hủy.
b) Lấy cùng lượng chất đem phân hủy.
a) Nếu lấy cùng khối lượng a gam.
⇒ nKMnO4 = a/158 mol; nKClO3 = a/122,5 mol; nH2O2 = a/34 mol
2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (1)
a/158 → a/316
2KClO3 -to→ 2KCl + 3O2 ↑ (2)
a/122,5 → 3a/245
2H2O2 -to→ 2H2O + O2 ↑ (3)
a/34 → a/68
Theo pt: nO2 (1) = 1/2. nKMnO4 = a/316 mol
nO2 (2) = 3/2. nKClO3 = 3a/245 mol
nO2 (3) = 1/2. nH2O2 = a/68 mol
Ta có : a/316 < 3a/245 < a/68 ⇒ n1 < n2 < n3
Vậy thể tích oxi thu được khi phân hủy KMnO4 < KClO3 < H2O2
b) Nếu lấy cùng số mol là b mol
2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (1)
b → b/2
2KClO3 -to→ 2KCl + O2 ↑ (2)
b → 3b/2
2H2O2 -to→ 2H2O + O2 ↑ (3)
b → b/2
Theo pt: nO2 (1) = 1/2. nKMnO4 = b/2 mol
nO2 (2) = 3/2. nKClO3 = 3b/2 mol
nO2 (3) = 1/2. nH2O2 = b/2 mol
Ta có: n1 = n3 < n2.
Vậy thể tích oxi thu được khi phân hủy KMnO4 bằng khi phân hủy H2O2 và nhỏ hơn KClO3.
Câu A. Na2SO4.
Câu B. NaNO3.
Câu C. Na2CO3.
Câu D. NaCl.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB