Bài toán thể tích
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí CO2 thu được ở đktc là.

Đáp án:
  • Câu A. 448 ml

  • Câu B. 672 ml.

  • Câu C. 336 ml

  • Câu D. 224 ml. Đáp án đúng

Giải thích:

- Ta có: nCO2 = nHCl - nNa2CO3 = 0,01 mol. => V(CO2) = 0,224 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN: mO = 7:16. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần đủ 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN: mO = 7:16. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần đủ 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Tìm m?


Đáp án:

Ta có: nN:nO = 1:2 nên nNH2:nCOOH = 1:1. Suy ra khi tác dụng với 0,15 mol NaOH thì dư ra 0,03mol NaOH.

Áp dụng sự tăng giảm khối lượng, ta có:

mrắn = mmuối + mNaOH dư = (mX + 22.nNaOH pư) + 0,03.40 = 10,36 + 22.0,12 + 0,03.40 = 14,2 gam.

Xem đáp án và giải thích
Hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và lấy các ví dụ về cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và tính chất của các hợp chất để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và lấy các ví dụ về cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và tính chất của các hợp chất để minh họa.


Đáp án:

Nội dung định luật: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử".

Ví dụ:

Xét chu kì 3:

Na ( Z = 11) : ls22s22p63s1

Mg ( Z = 12) : ls22s22p63s2

Al ( Z = 13) : ls22s22p63s23p1

Si ( Z = 14) : ls22s22p63s23p2

P ( Z = 15) : ls22s22p63s23p3

S ( Z = 16) : ls22s22p63s23p4

Cl ( Z = 15) : ls22s22p63s23p5

- Sự biến đổi tính chất từ Na đến Cl:

   + Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần

   + Tính bazo của các oxit giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần

   + Tính bazo của các hidroxit giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần.

Xem đáp án và giải thích
Halogen
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng: (1) O3 + dung dịch KI → (2) F2 + H2O (t0)→ (3) MnO2 + HCl đặc (t0)→ (4) Cl2 + dung dịch H2S → Các phản ứng tạo ra đơn chất là:

Đáp án:
  • Câu A. (1), (2), (3).

  • Câu B. (1), (3), (4).

  • Câu C. (2), (3), (4).

  • Câu D. (1), (2), (4).

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn những từ và cụm từ thích hợp rồi điền vào các chỗ trống: a) Polime thường là chất ... không bay hơi. b) Hầu hết các polime đều ... trong nước và các dung môi thông thường. c) Các polime có sẵn trong thiên nhiên gọi là polime ... còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime ... d) Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime ... còn tình bột và xenlulozơ là loại polime ...
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chọn những từ và cụm từ thích hợp rồi điền vào các chỗ trống:

a) Polime thường là chất ... không bay hơi.

b) Hầu hết các polime đều ... trong nước và các dung môi thông thường.

c) Các polime có sẵn trong thiên nhiên gọi là polime ... còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime ...

d) Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime ... còn tình bột và xenlulozơ là loại polime ...


Đáp án:

a) Polime thường là chất rắn không bay hơi.

b) Hầu hết các polime đều không tan trong nước và các dung môi thông thường.

c) Các polime có sẵn trong thiên nhiên gọi là polime thiên nhiên còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime tổng hợp.

d) Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime tổng hợp còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime thiên nhiên.

Xem đáp án và giải thích
Những phát biểu nào sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)? a) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ. c) Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozo đều cho một loại monosaccarit. d) Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ. đều cho glucozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những phát biểu nào sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S)?

a) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột

b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.

c) Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozo đều cho một loại monosaccarit.

d) Khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ. đều cho glucozơ.


Đáp án:

A. S. Vì saccarozơ được cấu tạo từ một gốc glucozo và 1 gốc fructozo còn tinh bột được cấu tạo từ nhiều gốc α- glucozo liên kết với nhau.

B. Đ.

C. S. Vì khi thủy phân đến cùng saccarozo thu được glucozo và fructozo còn khi thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozo chỉ thu được glucozo.

D. Đ.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…