Thí nghiệm 1. Tính axit - bazơ
- Dụng cụ:
+ Mặt kính đồng hồ.
+ Ống hút nhỏ giọt.
+ Bộ giá ống nghiệm.
- Hóa chất :
+ Dung dịch HCl 0,1M.
+ Giấy chỉ thị pH.
+ Dung dịch NH3 0,1M.
+ Dung dịch CH3COOH 0,1M.
+ Dung dịch NaOH 0,1M.
- Cách tiến hành thí nghiệm:
+ Đặt một mẩu giấy chỉ thị pH lên mặt kính đồng hồ. Nhỏ lên mẩu giấy đó một giọt dung dịch HCl 0,10M.
+ So sánh màu của mẩu giấy với mẫu chuẩn để biết giá trị pH.
+ Làm tương tự như trên, nhưng thay dung dịch HCl lần lượt bằng từng dung dịch sau : CH3COOH 0,10M; NaOH 0,10M; NH3 0,10M. Giải thích.
- Hiện tượng và giải thích:
+ Nhỏ dung dịch HCl 0,1M lên mẫu giấy pH, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 1: Môi trường axít mạnh.
+ Thay dung dịch HCl bằng dd NH3 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 9: Môi trường bazơ yếu.
+ Thay dung dịch NH4Cl bằng dd CH3COOH 0,1M, giấychuyển sang màu ứng với pH = 4. Môi trường axít yếu.
+ Thay dung dịch HCl bằng dd NaOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH=13. Môi trường kiềm mạnh.
Hãy xác định khối lượng và thể tích khí ( đktc) của những lượng chất sau:
a) 0,25 mol của mỗi chất khí sau: CH4 (metan), O2, H2, CO2.
b) 12 mol phân tử H2; 0,05 mol phân tử CO2; 0,01 mol phân tử CO.
c) Hỗn hợp khí gồm có: 0,3 mol CO2 và 0,15 mol O2.
a) MCH4 = 12 + 4 = 16 g/mol
mCH4 = nCH4.MCH4 = 0,25.16 = 4(g)
mO2 = nO2.MO2 = 0,25.32 = 8(g)
mH2 = nH2.MH2 = 0,25. 2 = 0,5(g)
MCO2 = 12 + 16.2 = 44 g/mol
mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,25.44 = 11(g)
Ở đktc 0,25 mol của các chất khí đều có thể tích bằng nhau:
VCH4=VO2=VH2 = VCO2 = 22,4.0,25 = 5,6(l)
b) mH2 = nH2 .MH2 = 12.2 = 24(g)
→ VH2 = nH2 .22,4 = 12.22,4 = 268,8(l)
mCO2 = nCO2 .MCO2= 0,05.44 = 2,2(g)
→ VCO2 = nCO2 . 22,4= 0,05.22,4= 1,12(l)
mCO = nCO .MCO= 0,01.28 = 0,28(g)
→ VCO = nCO .22,4 = 0,01.22,4 = 0,224(l)
c) mhh = mCO2 + mO2 = (0,3.44) + (0,15.32) = 18(g)
→ VCO = 22,4.(nCO2 + nO2) = 10,08(l)
Có những pin điện hóa được ghép bởi những cặp oxi hóa – khử chuẩn sau :
a) Pb2+/Pb và Zn2+/Zn
b) Mg2+/Mg và Pb2+/Pb
a) Phản ứng trong pin điện hóa : Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb
Zn → Zn2+ +2e
Zn : Cực âm, anot
Pb2+ + 2e → Pb
Pb : cực dương, catot
EoZn-Pb = -0,13 – (-0,76) = +0,63 V
b) Phản ứng trong pin điện hóa : Mg + Pb2+ → Mg2+ + Pb
Mg → Mg2+ +2e
Mg: Cực âm, anot
Pb2+ + 2e → Pb
Pb: cực dương, catot
EoMg-Pb = -0,13 – (-2,37) = +2,24 V
Chất X có 40,45% C; 7,86 % H; 15,73%N về khối lượng, còn lại là oxi. X phản ứng với dung dịch cho muối (Y). Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X biết phân tử khối của X nhỏ hơn 100.
Ta có:
Công thức đơn giản của X :
Công thức phân tử
Vì n nguyên, nên n = 1, Công thức phân tử của X:
Muối Y có cùng số nguyên tử C với X, giảm 1 nguyên tử H thay bằng
1 nguyên tử Na. Vậy X là amino axit:H2N−CH2−CH2−COOH.
Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,84 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng của vật là 10,36 g.
a) Cho biết các cặp oxi hoá - khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các chất tham gia phản ứng. Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.
b)Tính khối lượng bạc phủ trên bề mặt vật bằng đồng. Giả thiết toàn bộ bạc thoát ra đều bám vào vật bằng đồng.
a) Các cặp oxi hoá - khử của các kim loại có trong phản ứng
Cu2+/Cu và Ag+/Ag
Vai trò của các chất tham gia phản ứng : Ag+ là chất oxi hoá ; Cu là chất khử.
Cu + 2Ag+ →Cu2+ + 2Ag
b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ( 1 )
64 g → 2.108
=> tăng 216 - 64 = 152 (g)
Theo (1), khối lượng vật bằng đồng tăng 152 g thì có 216 g bạc phủ lên trên. Theo bài ra, khối lượng vật tăng là : 10,36 - 8,84 = 1,52 (g)
Vậy khối lượng bạc phủ lên trên vật bằng đồng là 2,16 g.
Giải thích vì sao khi một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn.
Một phản ứng hóa học xảy ra khối lượng được bảo toàn vì trong phản ứng hóa học nguyên tử được bảo toàn, không mất đi.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet