Khi bị nung nóng, kali clorat đồng thời phân hủy theo hai cách:
a) Tạo ra oxi và kali clorua;
b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua.
- Viết các phương trình hóa học.
- Tính xem có bao nhiêu phần trăm về khối lượng kali clorat đã phân hủy theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân hủy 73,5gam kali clorat, thu được 33,5gam kali clorua.
Phản ứng hóa học xảy ra:
Phương trình hóa học:
2KClO3 -to→ 2KCl + 3O2 (a)
x → x
4KClO3 -to→ 3KClO4 + KCl (b)
y → 0,25y
Phần trăm khối lượng KClO3 đã bị phân hủy.
Theo pt: nKCl (a) = nKClO3 = x mol
nKCl (b) = 1/4. nKClO3 = 0,25.y mol
Theo đề bài, ta có:
(x + y).122,5 = 73,5 & 74,5(x + 0,25y) = 33,5 => x = 0,4; y = 0,2
Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (a): [(0,4 x 122,5)/73,5]. 100% = 66,67%
Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (b): [(0,2 x 122,5)/73,5]. 100% = 33,33%
Tính số mol của 3.1023 phân tử nước?
Số mol của 3.1023 phân tử nước là:
n = A/N = 0,5 mol.
Đốt cháy hoàn toàn 1 lít gồm khí C2H2 và Hiđrocacbon X. Sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O (các khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức của X là gì?
C2H2, X → nCO2 = nH2O
⇒ X là ankan và nX = nC2H2 = 0,5 mol
n là số C trong X ⇒ 2.0,5 + 0,5n = nCO2 = 2 ⇒ n = 2: C2H6
Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng).
a) Dùng không khí nén có nồng độ oxi cao và không khí đã nóng sẵn thổi vào lò cao nên tốc độ phản ứng tăng.
b) Dùng yếu tố nhiệt độ (tăng nhiệt độ).
c) Dùng yếu tố diện tích tiếp xúc (tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu).
Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?
2Na2Cr2O7 → 2Na2O + 2Cr2O3 + 3O2
Số mol O2 là nO2 = 1,5 mol
Số mol Na2Cr2O7 nNa2Cr2O7 = 2/3nO2 = 1mol
Nung 2 mol Na2Cr2O7 nếu thu 48 gam O2 thì chỉ nung hết 1 (mol). Do đó phản ứng chưa kết thúc.
Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.
Phương trình hóa học:
2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
Phần không tan là Fe và Cr
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)
nH2 (1) = 0,3 mol
Theo pt (1) nAl = 2/3nH2 = 0,2 mol
⇒ mAl = 27. 0,2 = 5,4 g
nH2(2),(3) = 38,08/22,4 = 1,7(mol)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe, Cr
Theo bài ra ta có hệ phương trình
⇒ mFe = 1,55. 56 = 86,8 g
mCr = 0,15. 52 = 7,8 g
Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet