Đốt cháy kim loại sắt trong không khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A.

    18,0

  • Câu B.

    22,4

  • Câu C.

    15,6

  • Câu D.

    24,2

    Đáp án đúng

Giải thích:

Fe –O2→ X—HNO3 →  Fe(NO3)3
nFe = 5,6:56 = 0,1 mol
ĐLBTNT Fe: nFe = nFe(NO3)3  = 0,1
=> m(muối) = 242.0,1 = 24,2 gam

=> Đáp án D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc (dư), đun nóng. Cho toàn bộ khí clo thu được tác dụng hết với một kim loại M có hóa trị 2 thì thu được 22,2 gam muối. Kim loại M là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc (dư), đun nóng. Cho toàn bộ khí clo thu được tác dụng hết với một kim loại M có hóa trị 2 thì thu được 22,2 gam muối. Kim loại M là gì?


Đáp án:

Bảo toàn electron: nMCl2 = nMnO2 = 17,4/87 = 0,2 (mol)

⇒ 0,2 (M + 71) = 22,2 ⇒ M = 40 (Ca)

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba ?


Đáp án:

Liên kết đơn: (còn gọi là liên kết σ) được tạo bởi một cặp e dùng chung

Thí dụ: H:H

CTCT H-H

Liên kết đôi: tạo bởi 2 cặp e dùng chung. Trong đó có một liên kết σ bền vững và một liên kết π linh động, dễ bị đứt ra khi tham gia phản ứng hoá học.

Thí dụ H2C :: CH2

CTCT H2C=CH2

Liên kết ba: được toạ bởi ba cặp dùng chung. Trong đó có một liên kết σ bền vững và hai liên kết π linh động, dễ bị đứt ra khi tham gia phản ứng hoá học.

Thí dụ HC⋮⋮CH

CTCT: HC≡CH

Xem đáp án và giải thích
Chất X là đồng đẳng của benzen, có công thức đơn giản nhất là C3H4. Công thức phân tử của của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất X là đồng đẳng của benzen, có công thức đơn giản nhất là C3H4. Công thức phân tử của của X là gì?


Đáp án:

Đặt CTPT X là (C3H4)n hay C3nH4n ⇒ 4n = 2.3n – 6 ⇒ n = 3 ⇒ C9H12

Xem đáp án và giải thích
Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc). a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.


Đáp án:

a) 2Cu + O2 → 2CuO (1)

3CuO + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + H2O (2)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O (3)

b) nCu = 0,2 (mol) ; nNO = 0,02 (mol)

Từ (2) => nCu(dư) = nNO = 0,03 (mol) ; nHNO3 = 4nNO = 0,08 (mol).

Từ (1) => nCuO = nCu(phản ứng) = 0,2 - 0,03 = 0,17 (mol).

Từ (3) => nHNO3 = 2nCuO = 0,34 (mol).

Vậy thể tích dung dịch HNO3 cần dùng là: (O,34 + 0,08) / 0,5 = 0,84 (lít).

Xem đáp án và giải thích
Chất hữu cơ
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O và MX < MY) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác đốt cháy 20,56 gam A cần 1,26 mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong A là

Đáp án:
  • Câu A. 20%

  • Câu B. 80%

  • Câu C. 40%

  • Câu D. 75%.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…