Khi thủy phân hoàn toàn 0,05 mol este tiêu tốn hết 5,6g KOH. Mặt khác, khi thủy phân 5,475g este đó thì tiêu tốn hết 4,2g KOH và thu được 6,225g muối. Vậy CTCT este?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thủy phân hoàn toàn 0,05 mol este tiêu tốn hết 5,6g KOH. Mặt khác, khi thủy phân 5,475g este đó thì tiêu tốn hết 4,2g KOH và thu được 6,225g muối. Vậy CTCT este?


Đáp án:

nKOH =0,1 mol

0,0375 mol este khi thủy phân cần 4,2 g KOH

⇒ Meste = (5,475: 0,0375) = 146 (g/mol)

Là este 2 chức nên (COOCH2CH2CH3)2 và CH(COOCH3)3 sai.

Muối là (RCOOK)2 nmuối = neste = 0,0375 (mol)

⇒ Mmuối = R + 166 = (6,225: 0,0375) =166(g/mol)

⇒ R = 0 và axit là HOOC-COOH

Meste = 146 ⇒ gốc ancol 2R = 146 - 88 = 58 ⇒ R = 29 hay C2H5

Vậy este là (COOC2H5)2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Fe2O3, CO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó: SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Fe2O3, CO2.


Đáp án:

Oxit axit:

SO2 : Lưu huỳnh đioxit

P2O5 : Điphotpho pentaoxit

N2O5 : Đinitơ pentaoxit.

CO2 : Cacbon đioxit.

Oxit bazơ :

K2O: Kali oxit

MgO: Magie oxit

Fe2O3: Sắt (III) oxit

Xem đáp án và giải thích
Cho 13,33 gam hỗn hợp Al, Cu, Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A, 7,728 lít khí (đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 13,33 gam hỗn hợp Al, Cu, Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A, 7,728 lít khí (đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?


Đáp án:

nH2SO4 = nH2 = 0,345 mol

mAl + mMg = 13,33 – 6,4 = 6,93g

=> mmuối = mAl + mMg + mSO42- = 40,05 gam

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy giải thích vì sao kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim. b)  Vì sao tính dẫn nhiệt của kim loại luôn luôn đi đôi với tính dẫn điện ? Vì sao khi nhiệt độ tăng lên thì khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt của kim loại giảm đi ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy giải thích vì sao kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.

b)  Vì sao tính dẫn nhiệt của kim loại luôn luôn đi đôi với tính dẫn điện ? Vì sao khi nhiệt độ tăng lên thì khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt của kim loại giảm đi ?





Đáp án:

a) - Kim loại có tính dẻo vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách nhau ra khỏi nhau nhờ những e chuyển động tự do dính kết chúng với nhau

- Kim loại có tính dẫn điện vì trong kim loại có các e chuyển động tự do khi đặt hiệu điện thế vào hai đầu kim loại thì các e này sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ âm sang dương tạo thành dòng điện

- Kim loại có tính dẫn nhiệt do sự có mặt của các e tự do trong tinh thể kim loại, các e này trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn chuyển động hỗn loạn sang vùng có nhiệt độ thấp hơn truyền năng lượng cho các ion dương làm nhiệt an truyền từ vùng này sang vùng khác

- Kim loại có ánh kim vì các e tự do trong tinh thể kim loại phản xạ các tia sáng nhìn thấy được

b) Các e chuyển động tự do có thể chuyển nhiệt năng nhanh chóng trong lòng kim loại và cũng chuyên chở dòng điện chạy qua các chất rắn dẫn điện do đó tính dẫn điện và dẫn nhiệt có cùng một tỷ lệ

Khi nhiệt độ tăng lên thì khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt giảm vì ở nhiệt độ cao các ion dương dao động mạnh cản trở dòng e chuyển động.

 

 

Xem đáp án và giải thích
Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.


Đáp án:

Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi. Đó là vì trong không khí, thể tích khí nitơ gấp 4 lần khí oxi, diện tích tiếp xúc của chất cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn.

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Tìm m?


Đáp án:

   Ta có: nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol

    Gọi: nAl = x mol → nAl = 2x mol

    Phản ứng:

   Sau các phản ứng còn m(g) chất rắn không tan, đó là khối lượng của Al dư.

    Theo phản ứng (1), (2)

  → mAl ban đầu = 2x = 0,2.2 = 0,4 mol

    Mà: nAl phản ứng = nNaOH = x = 0,2 mol → nAl dư = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol

    → mAl = 0,2.27 = 5,4 (g)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…