Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng:
Trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng ( từ 6h đến 17 h), diện tích lá xanh là 1 m2 thì khối lượng glucozơ tổng hợp được bao nhiêu?
Thời gian từ 6h đến 17h đổi ra phút:
(17-6).60 = 660 (phút)
Tổng năng lượng lá xanh nhận được trong một ngày:
660.10 000.2,09= 13 794 000 (J)
- Năng lượng sử dụng vào quá trình tổng hợp glucozơ
= 1 379 400 ( J )= 1379,4 kJ
- Khối lượng glucozơ đuợc tạo thành:
= 88,26 (g).
Điền Đ (đúng) hoặc S ( sai) vào ô vuông bên cạnh các câu sau :
a) Anđehit vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
b) Anđehit là hợp chất lưỡng tính.
c) Khi tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, anđehit chuyển thành ancol bậc I.
d) Axit axetic tác dụng được với dung dịch bazơ, oxit bazơ, muối cacbonat và kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
e) Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II thu được xeton.
f) Trong công nghiệp, axeton được tổng hợp từ cumen.
a) Đ
b) S
c) Đ
d) Đ
e) Đ
f) Đ
Thêm 78ml dung dịch bạc nitrat 10% (khối lượng riêng 1,09 g/ml) vào một dung dịch có chứa 3,88g hỗn hợp kali bromua và natri iotua. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch axit clohiđric nồng độ 1,5 mol/1. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu và tính thể tích hiđro clorua ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để tạo ra lượng axit clohiđric đã dùng.
Số mol AgNO3 = (78.1,09.10)/(100.170) = 0,05 (mol);
Số mol HCl = 0,0133.1,5 = 0,02 (mol)
Đặt số mol của KBr và NaI lần lượt là x mol và y mol.
AgNO3 + KBr → AgBr↓ + KNO3 (1)
x ← x x
AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3 (2)
y ← y y
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 (3)
0,02 ← 0,02 0,02
Gọi số mol của KBr và NaI lần lượt là x mol và y mol
Theo pt: nAgNO3 = x + y + 0,02 = 0,05 mol
Theo đề bài: mKBr + mNaI = 119x + 150y = 3,88
Theo đề bài, ta có hệ phương trình: x + y = 0,03 & 119x + 150y = 3,88 => x= 0,02; y = 0,01
Vậy %mKBr = [(0,02.119)/3,88]. 100% = 61,34%
%mNaI = 100% - 61,34% = 38,66%
Thể tích hidro clorua cần dùng:
0,02.22,4 = 0,448 (lít).
Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:
a) Dung dịch HCl.
b) Dung dịch NaOH.
c) Dung dịch NaCl.
d) Nước.
Trường hợp nào đúng? Hãy giải thích.
Trường hợp đúng là b). Vì dung dịch này phản ứng được với khí Clo tạo thành muối.
Cl2 (k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O(l)
Một dung dịch có hòa tan hai muối là NaCl và NaBr. Nồng độ phần trăm của hai muối trong dung dịch bằng nhau. Biết rằng 50 gam dung dịch muối trên tác dụng vừa đủ 50 ml dung dịch AgNO3 8% (có khối lượng riêng là 1,0625 g/cm3). Nồng độ phần tẳm của NaCl trong dung dịch là?
Cho 0,3g một kim loại tác dụng hết nước cho 168ml khí hidro ( ở đktc). Xác định tên kim loại, biêt rằng kim loại có hóa trị tối đa là III.
Gọi R là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại , có hóa trị n
Phương trình hóa học của phản ứng:
2R g n mol
0,3 g
Theo phương trình hóa học trên, ta có
2R x 0,0075 = 0,3n ----> R=20n
Với: n=1 ---> R=20 không có kim loại nào có nguyên tử khối là 20 (loại)
n=2 ---->R=40 (Ca)
n=3 -----> R= 60 (loại)
Kim loại là Ca
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/giai-bai-3821-trang-55-sbt-hoa-hoc-8-a61304.html#ixzz7VIxPjVT0
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB