Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.


Đáp án:

Số electron thuộc lớp ngoài của nguyên tử các nguyên tố Li: 1e, Be : 2e, B: 3e, C: 4e, N: 5e, O: 6e, F: 7e, Ne: 8e.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy phân biệt các khái niệm sau và cho ví dụ minh hoạ: a. Polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime bán tổng hợp. b. Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hoà. c. Polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân biệt các khái niệm sau và cho ví dụ minh hoạ:

a. Polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime bán tổng hợp.

b. Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hoà.

c. Polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.


Đáp án:

a. Polime thiên nhiên là polime có nguồn gốc thiên nhiên như xenlulozơ, cao su, tinh bột. vv...

Polime tổng hợp là polime do con người tổng hợp nên như polietilen, cao su buna, nilon-6,6, vv...

Polime bán tổng hợp (nhân tạo) là polime do chế biến một phần polime thiên nhiên như tơ visco, tơ axetat, vv...

b. Polime có cấu trúc điều hòa là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo một trật tự nhất định.

Polime cấu trúc không điều hòa là loại polime có các mắt xích nối với nhau không theo một trật tự nhất định.

c. Polime mạch phân nhánh là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng phân nhánh như amilopectin, glicogen, vv...

Polime mạng không gian là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng mạng không gian. Thí dụ cao su lưu hóa, nhựa-bakelít, vv...

Xem đáp án và giải thích
Bài tập nhận biết dung dịch hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng chất nào trong các chất sau làm thuốc thử ?


Đáp án:
  • Câu A. Cu(OH)2/ OH

  • Câu B. NaOH

  • Câu C. HNO3

  • Câu D. AgNO3 / NH3

Xem đáp án và giải thích
X là một este không no trong phân tử chứa 2 liên kết pi (π), mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam X cần vừa đủ 7,2 gam O2. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện X là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

X là một este không no trong phân tử chứa 2 liên kết pi (π), mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam X cần vừa đủ 7,2 gam O2. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện X là


Đáp án:

X có dạng Cn2H2n-2Ox (x = 2 hoặc 4)

CnH2n-2Ox + (1,5n - 0,5 - 0,5x)O2 → nCO2 + (n-1)H2O

nO2 = 0,225 => nX = 0,225/(1,5-0,5-0,5x)

MX = 14n + 16x - 2 = 4,3(1,5n-0,5-0,5x)/0,225

=> x = 2, n = 4 là nghiệm duy nhất

X là C4H6O2. Có đồng phân cấu tạo.

HCOO-CH=CH-CH3

HCOO-CH2-CH=CH2

HCOO-C(CH3)=CH2

CH3COO-CH=CH2

CH2=CH-COO-CH3

Xem đáp án và giải thích
Biết rằng khí etilen C2H4 cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước. a) Lập phương trình hóa học phản ứng xảy ra? b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử etilen lần lượt với số phân tử oxi và số phân tử cacbon đioxit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Biết rằng khí etilen C2H4 cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước.

a) Lập phương trình hóa học phản ứng xảy ra?

b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử etilen lần lượt với số phân tử oxi và số phân tử cacbon đioxit.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O.

b) Số phân tử C2H4 : số phân tử oxi là 1 : 3

Số phân tử C2H4 : số phân tử cacbon đioxit = 1: 2

Xem đáp án và giải thích
Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?


Đáp án:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

a) Phản ứng của nồng độ

Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng

Giải thích:

- Điều kiện để các chất phản ứng được với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn.

- Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng. Tuy nhiên không phải mọi va chạm đều gây ra phản ứng, chỉ có những va chạm có hiệu quả mới xảy ra phản ứng. Tỉ số giữa số va chạm có hiệu quả và số va chạm chung phụ thuộc vào bản chất của các chất phản ứng, nên các phản ứng, nên các phản ứng khác nhau có tốc độ phản ứng không giống nhau.

b) Ảnh hưởng của áp suất

Đối với phản ứng có chất khí tham gia, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng

Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ

Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dẫn đến hai hệ quả sau:

- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.

- Tần số va chạm có hiệu quả các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.

d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt

Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Chất rắn với kịch thước hạt nhỏ có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kịch thước hạt lớn hơn cùng khối lượng, nên có tốc độ phản ứng lớn hơn.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

Giải thích: Người ta cho rằng sự hấp thụ các phân tử chất phản ứng trên bề mặt chất xúc tác làm tăng hoạt tính của chúng. Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66Xoilac Tv
Loading…