Bài toán nâng cao liên quan tới phản ứng đốt cháy hiđrocacbon
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6 và C4H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 13,79 gam

  • Câu B. 9,85 gam

  • Câu C. 7,88 gam

  • Câu D. 5,91 gam. Đáp án đúng

Giải thích:

Hướng dẫn: MX = 48, nên công thức chung của X là C3,5H6; nCO2 = 3,5nX = 0,07 mol; Ta có: n(Ba(OH)2) = 0,05 mol; nBaCO3 = 0,03 mol; nBa(HCO3)2 = 0,02 mol; Þ m= 0,03 x 197 = 5,91 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a) Na + O2 → Na2O. b) P2O5 + H2O → H3PO4. Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

a) Na + O2 → Na2O.

b) P2O5 + H2O → H3PO4.

Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.


Đáp án:

Phương trình hóa học của phản ứng :

a) 4Na + O2 → 2Na2O

Số nguyên tử Na : số phân tử oxi : số phân tử Na2O là 4 : 1 : 2

b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Số phân tử P2O5 : số phân tử H2O : số phân tử H3PO4 là 1 : 3 :2

Xem đáp án và giải thích
Nêu những tính chất hóa học giống và khác nhau giữa silic và cacbon. Viết các phương trình hóa học để minh họa ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những tính chất hóa học giống và khác nhau giữa silic và cacbon. Viết các phương trình hóa học để minh họa ?


Đáp án:

Giống nhau

- C và Si đều thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học

- Đều có tính oxi hoá

- Đều có tính khử

Tác dụng với phi kim

Tác dụng với hợp chất:

Khác nhau:

+ Si tác dụng mạnh được với dd kiềm giải phóng khí H2 còn C thì không

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

+ C khử được một số oxit kim loại còn Si thì không khử được

C + 2FeO --t0--> 2Fe + CO2

Xem đáp án và giải thích
Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là gì?


Đáp án:

Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Xem đáp án và giải thích
Để pha chế 100g dung dịch Na2SO4 7% thì khối lượng nước cần lấy là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để pha chế 100g dung dịch Na2SO4 7% thì khối lượng nước cần lấy là bao nhiêu?


Đáp án:

Khối lượng Na2SO4 chứa trong 100 gam dung dịch 7% là:

mct = (100.7)/100 = 7 gam

Khối lượng nước cần lấy là:

mnước = mdung dịch - mchất tan = 100 – 7 = 93 gam

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan a gam Fe vào dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (ở đktc) và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được m gam muối khan. Cho khối lượng muối trên vào 100ml dung dịch KMnO4 0,25M trong H2SO4, sau phản ứng hoàn toàn thu V lít khí (ở đktc). Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan a gam Fe vào dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (ở đktc) và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được m gam muối khan. Cho khối lượng muối trên vào 100ml dung dịch KMnO4 0,25M trong H2SO4, sau phản ứng hoàn toàn thu V lít khí (ở đktc). Tìm V?


Đáp án:

nFeCl2 = nH2 = 0,1 mol; nKMnO4 = 0,025 mol

Fe2+ sẽ phản ứng trước với KMnO4 trong HCl, mà thu được khí nên Fe2+ đã phản ứng hết, tiếp là Cl-.

Bảo toàn electron có:

nFe2+ + nCl-(pu) = 5nMn+7

→ nFe2+ + 2nCl2 = 5nMn+7

→ nCl2 = (0,025.5 - 0,1):2 = 0,0125 mol

Vkhí = 0,0125.22,4 = 0,28 lít.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…