So sánh tính chất oxi hóa của các đơn chất F2,Cl2, Br2, I2 và tính khử của những hợp chất HF, HCl, HBr, HI. Dẫn ra những phương trình hóa học để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh tính chất oxi hóa của các đơn chất F2,Cl2, Br2, I2 và tính khử của những hợp chất HF, HCl, HBr, HI. Dẫn ra những phương trình hóa học để minh họa.


Đáp án:

Tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2.

- Flo là phi kim mạnh nhất, oxi hóa được tất cả các kim loại kể cả vàng và platin. Clo, Br và Iot tác dụng được với một số kim loại.

- Phản ứng với hiđro.

- Halogen đứng trước đẩy halogen đứng sau ra khỏi muối của chúng:

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

Tính khử của axit tăng theo chiều: HF < HCl < HBr < HI.

- Chỉ có thể oxi hóa F- bằng dòng điện. Còn ion Cl-, Br-, I- đều có thể bị oxi hóa khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh.

- HF hoàn toàn không thể hiện tính khử, HCl chỉ thể hiện tính khử khi tác dụng với những chất oxi hóa mạnh, còn HBr và nhất là HI có tính khử mạnh. Axit sunfuric đặc bị HBr khử đến SO2 và bị HI khử đến H2S:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.


Đáp án:

Axit HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic.

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2CO3

H2CO3 là axit không bền, bị phân hủy ngay cho CO2 và H2O nên phương trình được viết là:

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các phương trình hóa học sau thi phản ứng nao không đúng?

Đáp án:
  • Câu A. FeSO4 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2 + BaSO4

  • Câu B. 3Zn + 2Fe(NO3)3 → 2Fe(NO3)2 + 3Zn(NO3)2

  • Câu C. H2 + C4H4 → CH2=CHCH=CH2

  • Câu D. FeCl2 + Na2S → FeS + 2NaCl

Xem đáp án và giải thích
Trong giờ thực hành hóa học, một nhóm học sinh thực hiện phản ứng của kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc và HNO3 loãng . a) Hãy cho biết trong thí nghiệm đó, chất nào gây ô nhiễm môi trường không khí. Giải thích và viết các phương trình hóa học. b) Hãy chọn biện pháp xử lí tốt nhất trong các biện pháp sau đây để chống ô nhiễm không khí trong phòng thí nghiệm; A. Sau thí nghiệm nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước vôi B. Sau thí nghiệm nút ống nghiệm bằng bông có tẩm giấm ăn. C. Sau thí nghiệm nút ống nghiệm bằng bông có tẩm cồn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong giờ thực hành hóa học, một nhóm học sinh thực hiện phản ứng của kim loại Cu tác dụng với  .

a) Hãy cho biết trong thí nghiệm đó, chất nào gây ô nhiễm môi trường không khí. Giải thích và viết các phương trình hóa học.

b) Hãy chọn biện pháp xử lí tốt nhất trong các biện pháp sau đây để chống ô nhiễm không khí trong phòng thí nghiệm;

A. Sau thí nghiệm nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước vôi

B. Sau thí nghiệm nút ống nghiệm bằng bông có tẩm giấm ăn.

C. Sau thí nghiệm nút ống nghiệm bằng bông có tẩm cồn.





Đáp án:

Có thể tiến hành phân biệt như sau :

Bước 1 : Dùng quỳ tím phân biệt nhóm dung dịch axit và nhóm dung dịch muối.

Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ, đó là các axit 

Nếu không có hiện tượng gì, đó là các dung dịch muối 

Bước 2 : Phân biệt từng dung dịch muối và axit bằng các thuốc thử.

Dùng dung dịch để nhận ra dung dịch

Dùng dung dịch  để nhận ra dung dịch KCl, HCl.

Còn lại là dung dịch




Xem đáp án và giải thích
Đốt nóng hỗn hợp bột magie và lưu huỳnh, thu được hợp chất là magie sunfua. Biết 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt nóng hỗn hợp bột magie và lưu huỳnh, thu được hợp chất là magie sunfua. Biết 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh.

a) Tìm công thức hóa học đơn giản của magie sunfua.

b) Trộn 8g magie vơi 8g lưu huỳnh rồi đốt nóng. Hãy cho biết thành phần và khối lượng các chất sau phản ứng.

   A. 7g magie sunfua.    B. 7g magie sunfua và 8g lưu huỳnh.

   C. 16g magie sunfua.    D. 14g Magie sunfua và 2g magie.


Đáp án:

Giả sử hợp chất có khối lượng 7g → mMg = 3g ; mS = 4g

a.

nMg = 0,125 mol

nS = 0,125 mol

Vậy trong hợp chất: 0,125 mol nguyên tử Mg và 0,125 mol nguyên tử S. Có nghĩa là 1 mol nguyên tử Mg kết hợp với 1 mol nguyên tử S.

   Nên công thức hóa học đơn giản của magie sunfua: MgS.

   b) Chọn D. Vì:

   Theo đề bài: 3g Mg kết hợp vừa đủ với 4g S.

   Hoặc 6g Mg kết hợp vừa đủ với 8g S.

   Nếu trộn 8g Mg với 8g S thì sẽ sinh ra 14g MgS và còn dư 2g Mg.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày tính chất hoá học của bazo
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất hoá học của bazo


Đáp án:

∴ Bazơ tan tác dụng với oxit axit tạo muối và nước.

        CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

∴ Tác dụng với axit tạo muối và nước.

        Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

∴ Bazơ tan tác dụng với muối tạo bazơ mới và muối mới.

        2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

∴ Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ.

        Cu(OH)2 −to→ CuO + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…