Cho 100,0 ml dung địch NaOH 4,OM vào 100,0 ml dung dịch CrCl3, thu được 10,3 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là bao nhiêu?
nNaOH = 0,4 > 3nCr(OH)3 = 0,3
=> nkết tủa = 4nCrCl3 - nOH-
=> nCrCl3 = (0,1 + 0,4)/4 = 0,12 mol
=>CM(CrCl3) = 1,25M
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm m?
Cho X vào HCl dư chỉ có Al phản ứng:
2Al (0,1) + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (0,15 mol)
Cho X vào HNO3 đặc, nguội chỉ có Cu phản ứng
Cu (0,15) + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 (0,3 mol) + 2H2O
→ m = 0,1.27 + 0,15.64 = 12,3 gam.
Cho dung dịch chứa 0,5 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn. Tính lượng kết tủa cuối cùng thu được
CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2↓màu vàng + 2NaCl (1)
0,2 → 0,4 mol
4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3 (2)
0,2 mol → 0,2 mol
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O (3)
0,1 mol ← 0,1 mol
nNaOH (1) = 2. nCrCl2 = 2. 0,2 = 0,4 mol
nNaOH (3) = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol
Theo (2): nCr(OH)3 = nCr(OH)2 = 0,2 mol
nCr(OH)3 còn lại sau phản ứng = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol
mkết tủa = 0,1. 103 = 10,3 g
Câu A. Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
Câu B. Các nguyên tử kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.
Câu C. Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.
Câu D. Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ.
Brom có lẫn ít tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được brom tinh khiết. Viết phương trình hóa học.
Cho một ít NaBr vào hỗn hợp để loại khí Cl2
Cl2 + 2NaBr -> 2NaCl + Br2
Chưng cất hỗn hợp để lấy Br2 tinh khiết.
Mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử H2O, NH3 nhờ sự lai hóa sp các AO hóa trị của các nguyên tử O và N. Hãy mô tả hình dạng của các phân tử đó.
∗ Phân tử H2O:
- Một obitan 2s và 3 obitan 2p của nguyên tử O lai hóa với nhau tạo nên 4 obitan lai hóa sp3 giống hệt nhau, hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều. Trên 2 obitan lai hóa có electron độc thân; còn trên hai obitan lai hóa khác có cặp electron ghép đôi.
- Hai electron lai hóa chứa electron độc thân xen phủ với obitan ls chứa electron độc thân của hai nguyên tử hiđro, tạo nên hai liên kết σ.
- Phân tử H2O Có dạng góc.
∗ Phân tử NH3:
- 1 obitan 2s và 3 obitan 2p của nguyên tử N lai hóa với nhau tạo nên 4 obitan lai hóa sp3 giống hệt nhau, hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều. Trên 3 obitan lai hóa có electron độc thân. Trên obitan lai hóa còn lại có cặp electron ghép đôi.
- 3 obitan lai hóa chứa electron độc thân xen phủ với 3 obitan ls chứa electron độc thân của 3 nguyên tử hiđro, tạo nên 3 liên kết σ.
- Phân tử NH3 có dạng hình chóp tam giác.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet