Bài tập xác định tên gọi của polime dựa vào tính chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là:


Đáp án:
  • Câu A. saccarozơ

  • Câu B. glicogen

  • Câu C. Tinh bột Đáp án đúng

  • Câu D. Xenlulozơ

Giải thích:

Phân tích: Trong quá trình quang hợp cây xanh tạo ra chất X, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là tinh bột; 6nCO2 + 5nH2® (C6H10O5)n + 6nO2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử cacbon?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử cacbon?


Đáp án:

Nguyên tử khối của Mg là 24 đvC; nguyên tử khối của cacbon là 12 đvC.

⇒Nguyên tử magie nặng hơn 24/12 = 2  lần nguyên tử cacbon.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán khối lượng
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm 3 chất : CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X, thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 17,92.

  • Câu B. 70,40.

  • Câu C. 35,20.

  • Câu D. 17,60.

Xem đáp án và giải thích
a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau : Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4. b) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện t° và p) thu được của từng cặp phản ứng trong những thí nghiệm sau : Thí nghiệm 1: 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư. 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư. Thí nghiệm 2 : 0,1 mol H2SO4 tác dụng với Zn dư. 0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau : Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.

b) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện t° và p) thu được của từng cặp phản ứng trong những thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1:

0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư.

0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư.

Thí nghiệm 2 :

0,1 mol H2SO4 tác dụng với Zn dư.

0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.


Đáp án:

a) Các phương trình hoá học điều chế khí hiđro :

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑(1)

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑(2)

b) So sánh thể tích khí hiđro sinh ra

TN1 : Dùng dư axit để toàn lượng Zn tham gia phản ứng.

Theo (1) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2.

Theo (2) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2

Kết luận : Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 1 là bằng nhau.

TN 2 - Dùng dư Zn để toàn lượng axit tham gia phản ứng.

Theo (1) : 0,1 mol HCl điều chế được 0,05 mol H2.

Theo (2) : 0,1 mol H2SO4 điều chế được 0,1 mol H2.

Kết luận . Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 2 là không bằng nhau. Thể tích khí hiđro sinh ra ở (2) nhiều gấp 2 lần ở (1).

Xem đáp án và giải thích
Số mol phân tử N2 có trong 140 gam khí Nitơ là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số mol phân tử N2 có trong 140 gam khí Nitơ là bao nhiêu?


Đáp án:

MN2 = 2.14 = 28 g/mol.

Số mol phân tử N2 có trong 140 gam khí Nitơ là:

nN2 =5 mol.

Xem đáp án và giải thích
Oxi hóa khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng giữa FeO và HNO3 sinh ra khí NO, tổng hệ số trong phương trình hóa học là:

Đáp án:
  • Câu A. 16

  • Câu B. 12

  • Câu C. 20

  • Câu D. 22

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…