Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn 1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp 2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính a. oxi hóa mạnh nhất? b. oxi hóa yếu nhất ? c. Khử mạnh nhất? d. Khử yếu nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn

1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp

2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính

a. oxi hóa mạnh nhất?

b. oxi hóa yếu nhất ?

c. Khử mạnh nhất?

d. Khử yếu nhất?


Đáp án:

1. Ag+ + e → Ag

Fe2+ + 2e → Fe

Zn2+ + 2e → Zn

2. Chất oxi hóa mạnh nhất : Ag+

Chất oxi háo yếu nhất : Zn2+

Chất khử mạnh nhất : Zn

Chất khử yếu nhất : Ag

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hiện nay, để sản xuất amoniac, người ta điều chế nitơ và hiđro bằng cách chuyển hoá có xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên). Phản ứng giữa khí metan và hơi nước tạo ra hiđro và cacbon đioxit. Để loại khí oxi và thu khí nitơ, người ta đốt khí metan trong một thiết bị kín chứa không khí.Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro, loại khí oxi và tổng hợp khí amoniac?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiện nay, để sản xuất amoniac, người ta điều chế nitơ và hiđro bằng cách chuyển hoá có xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên). Phản ứng giữa khí metan và hơi nước tạo ra hiđro và cacbon đioxit. Để loại khí oxi và thu khí nitơ, người ta đốt khí metan trong một thiết bị kín chứa không khí. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro, loại khí oxi và tổng hợp khí amoniac?


Đáp án:

Phương trình điều chế hiđro

CH4 + 2H2O -to, xt→ CO2 + 4H2

Phương trình loại khí oxi:

CH4 + 2O2 -to→ CO2 + 2H2O

Phương trình tống hợp amoniac:

N2 + 3H2 -450-500o, Fe, 200-300atm→ 2NH3

Xem đáp án và giải thích
Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do nguyên nhân gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do nguyên nhân gì?


Đáp án:

Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là bao nhiêu?


Đáp án:

2AgNO3 (x) -toC→ 2Ag (x) + 2NO2 (x mol) + O2

dd Z: HNO3 x mol

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

Ag dư = x – 3/4x = 1/4x

⇒ %mkhông tan = 25%

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân xenlulozo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch H2SO4 loãng, sản phẩm thu được là?

Đáp án:
  • Câu A. saccarozơ

  • Câu B. amilozơ

  • Câu C. glucozơ

  • Câu D. fructozơ

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là?


Đáp án:

Ta có nHCl = 0,05 . 2 = 0,1 (mol)

0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M

⇒ X chỉ chứa 1 nhóm -NH2.

26,7 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư ⇒ 37,65 gam muối.

Suy ra: MX = 26,7 : 0,3=89 ⇒ X cũng chỉ chứa 1 nhóm –COOH

=> MX = 8,9/0,1 = 89 => CH3CH(NH2)COOH (Do X là α amino axit)

Suy ra: MX = 26,7 : 0,3 = 89 ⇒ X cũng chỉ chứa 1 nhóm –COOH

Gọi X là NH2-R-COOH ⇒ R + 61 = 89 ⇒ R = 28 (Có 2 C)

X là α-amino axit nên CTCT X: CH3-CH(NH2)-COOH ⇒ alanin

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…