Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
- Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là


Đáp án:

nNaOH = 2Glu + nHCl = 0,65 mol

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đem thủy phân 1 kg khoai chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Nếu hiệu suất phản ứng là 75%, thì khối lượng glucozo thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đem thủy phân 1 kg khoai chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Nếu hiệu suất phản ứng là 75%, thì khối lượng glucozo thu được sau phản ứng là bao nhiêu?


Đáp án:

Ta có: m(tinh bột) = (1000.20)/100 = 200(gam)

(C6H10O5)n + nH2O -H+→ nC6H12O6

⇒ m = 200.(180n/162n). (75/100) = 166,67(gam)

Xem đáp án và giải thích
Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, khí ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%. Phương trình hóa học là: 2O3 → 3O2 a) Hãy giải thích sự gia tăng thể tích của hỗn hợp khí b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các thể tích khí được đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, khí ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.

Phương trình hóa học là: 2O3 → 3O2

a) Hãy giải thích sự gia tăng thể tích của hỗn hợp khí

b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các thể tích khí được đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất


Đáp án:

a) Đặt x và y lần lượt là số mol O3 và O2 trong hỗn hợp

2O3 → 3O2

Trước phản ứng : (x + y) mol hỗn hợp

Sau phản ứng: (x +3/2y) mol

Số mol tăng là: (x +3/2y) - (x + y) mol

b) Ta có; 0,5y ứng với 2% nên y ứng với 4%

Vậy O3 chiếm 4%, O2 chiếm 96%.

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng: a) FeCl2 + Cl2 -> FeCl3 b) Cl2 + SO2 + H2O -> HCl + H2SO4 c) KOH + Cl2 -> KCl + KClO3 + H2O d) Ca(OH)2+ Cl2 -> Ca(ClO)2 + CaCl2 + H2O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng:

a) FeCl2 + Cl2 -> FeCl3

 

b) Cl2 + SO2 + H2O -> HCl + H2SO4

 

c) KOH + Cl2 -> KCl + KClO3 + H2O

 

d) Ca(OH)2+ Cl2 -> Ca(ClO)2 + CaCl2 + H2O.


Đáp án:

a) 2FeCl2 + Cl2 -> 2FeCl3

(Cl2 là chất oxi hóa)

b) Cl2 + SO2 + 2H2O -> 2HCl + H2SO4

( Cl2 là chất oxi hóa)

c) 6KOH + 3Cl2 -> 5KCl + KClO3 + 3H2O

(Cl2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử)

d) 2Ca(OH)2+ 2Cl2 -> Ca(ClO)2 + CaCl2 + 2H2O.

(Cl2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử)

Xem đáp án và giải thích
Nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại?


Đáp án:

Tác hại của ăn mòn kim loại:

- Phá hủy kim loại, kim loại bị mất dần các tính chất quý

- Thiệt hại về mặt kinh tế : phải thay thế nhiều chi tiết, thiết bị máy móc bị ăn mòn.

+ Cách chóng ăn mòn kim loại :

- Cách li kim loại với môi trường : dùng các chất bền vững với môt trường phủ trên bề mặt kim loại như bôi dầu, mỡ, tráng men, ...

- Dùng phương pháp điện hóa: nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn tạo thành pin điện hóa. Kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại còn lại được bảo vệ.

Xem đáp án và giải thích
Công thức cấu tạo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho axit acrylic tác dụng với ancol đơn chức X, thu được este Y. Trong Y, oxi chiếm 32% về khối lượng. Công thức của Y là


Đáp án:
  • Câu A. C2H3COOCH3

  • Câu B. CH3COOC2H5

  • Câu C. C2H5COOC2H3

  • Câu D. C2H3COOC2H5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…