Hòa tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít CO2 (đktc). Xác định số gam mỗi muối trong hỗn hợp.
Gọi x, y lần lượt là số mol CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp
Số mol CO2 là nCO2 = 2,016/22,4 = 0,09 (mol)
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
x x (mol)
CO2 + MgCO3 + H2O → Mg(HCO3)2
y y (mol)
Theo bài ra ta có hệ:
100x + 84y = 8,2 và x + y = 0,09
=> x = 0,04 và y = 0,05
=> mCaCO3 = 4g và mMgCO3 = 4,2g
Hãy sắp xếp các chất ammoniac, anilin, p –nitrotuluen, metylamin , đimetylamin theo trình tự tính bazo tăng dần từ trái qua phải. Giải thích ngắn gọn sự sắp xếp đó.
Sắp xếp các chất theo độ tăng dần tính bazo:
O2N-C5H4-NH2 < C6H5NH2 < CH3-C6H4-NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH
Giải thích:
Vòng benzene có tính hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3
Gốc metyl (-CH3) có tính đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm -CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3.
Trong các amin thơm: Nhóm nitro (-NO2) có liên kết kép là nhóm thế loại 2 có tính hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazo yếu nhất.
Hai este X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44.
a) Tìm công thức phân tử của X và Y.
b) Cho 4,4 g hồn hợp X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,45 g chất rắn khan và hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Xác định công thức cấu tạo của X, Y và gọi tên chúng.
a) MX = 44.2 = 88 (g/mol).
Vì nhóm COO trong phân tử este có khối lượng là 44, nên X và Y thuộc loại este đơn chức dạng RCOOR' hay CxHyO2.
Ta có : 12x + y = 56→x = 4;y = 8
Công thức phân tử của X và Y là C4H8O2. X, Y thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở.
b) Đặt công thức chung của 2 este là RCOOR ’. Phản ứng thủy phân trong dung dịch NaOH :
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
Chất rắn khan là hỗn hợp muối của hai axit là đồng đẳng kế tiếp (vì hai ancol là đồng đẳng kế tiếp).
neste= n muối== 0,05 mol
M RCOONa = = 89 (g/mol)
→R = 22.
Hai muối tương ứng là CH3COONa và C2H5COONa.
X là CH3COOCH2CH3 (etyl axetat), Y là C2H5COOCH3 (metyl propionat).
Dung dịch X chứa 0,4 mol HCl, dung dịch Y chứa 0,2 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Nếu cho từ từ dung dịch X vào dung dịch Y thì thoát ra a mol khí . Nếu cho từ từ dung dịch Y vào dung dịch X thì thoát ra b mol khí. Tìm a, b?
- Nếu cho từ từ HCl (X) vào dung dịch Y, phản ứng 1 và 2 sau đây sẽ xảy ra lần lượt:
HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl 1
HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 2
Phản ứng 1: nNa2CO3 = nHCl p/u (1) = 0,3 mol
Phản ứng 2: nCO2 = nHCl p/u (2) = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol
- Nếu cho từ từ Y vào dung dịch HCl (X): phản ứng 3 và 4 sau đây sẽ xảy ra đồng thời:
2HCl + Na2CO3 → NaCl + H2O + CO2 3
HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 4
Tỉ lệ số mol phản ứng là: nNaHCO3 : nNa2CO3 = 2 : 3
Đặt số mol NaHCO3 phản ứng là x thì số mol Na2CO3 phản ứng là 1,5x
Phản ứng 3: nHCl p/u (3) = 2nCO2= 3x
Phản ứng 4: nHCl p/u (4) = nNaHCO3 = x
Ta có: nHCl = 4x = 0,4 mol . Vậy x = 0,1 mol
nCO2 = 1,5x + x. Vậy nCO2 = 0,25 mol
Viết bản tường trình
1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.
2. Điều chế axit clohiđric.
3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.
- TN: Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KMnO4
Nhỏ tiếp vào ống vài giọt dd HCl đậm đặc.
Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có có đính 1 băng giấy tẩm màu
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Có khí màu vàng lục bay ra. Giấy màu ẩm bị mất màu
- Phương trình phản ứng:
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO.
- Giải thích hiện tượng: Khí màu vàng lục là khí Cl2, khí Cl2 gặp môi trường nước tạo nước clo.
Nước clo có tính tẩy màu nên làm mất màu băng giấy ẩm
2. Điều chế axit clohiđric.
-TN: Dùng 2 ống nghiệm:
+ Ống 1: cho 1 ít muối ăn, sau đó rót dd H2SO4 đậm đặc vừa đủ để thấm ướt lớp muối ăn.
+ Ống 2: Thêm khoảng 8ml nước cất vào ống nghiệm
Lắp dụng cụ TN như hình 5.11 SGK Trang 120
Đun nóng ống nghiệm 1 đến khi sủi bọt mạnh thì dừng.
Nhúng giấy quỳ tím vào dd trong ống 2. Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Có khí thoát ra ở ống 1. Giấy quỳ tím nhúng vào ống nghiệm 2 chuyển sang màu đỏ.
Phương trình phản ứng: NaCl(rắn) + H2SO4 → NaHSO4 + HCl
- Giải thích. Phản ứng sinh ra khí HCl, dẫn khí vào ống nghiệm 2 ta thu được dung dịch HCl có tính axit nên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
Phân biệt 3 dung dịch mất nhãn: HCl, NaCl, HNO3.
- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
- Sử dụng thuốc thử là quỳ tím và dd AgNO3
- TN:
Lần lượt nhúng quỳ tím vào 3 mẫu thử và quan sát
+ 2 ống nghiệm làm quỳ tím chuyển đỏ là HCl, HNO3.
+ ống nghiệm không làm đổi màu quỳ tím là NaCl
Sau đó nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm chứa HCl, HNO3
+ Ống nghiệm có kết tủa trắng xuất hiện là ống chửa HCl
+ Ống còn lại là HNO3.
PTHH: AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Cho 6,72 gam Fe vào axit đặc chứa 0,3 mol H2SO4, đun nóng (giả sử SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm gì?
Ta có: nFe = 0,12 mol
Phản ứng 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (1)
(mol) 0,1 → 0,3 0,05 mol
=>nFe dư = 0,12 – 0,1 = 0,02 (mol) nên tiếp tục khử Fe2(SO4)3
Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
(mol) 0,02 → 0,02 0,06 mol
=>nFe2(SO4)3 = 0,05 – 0,02 = 0,03 (mol)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet