Khi cho hạt nhân bắn phá vào hạt nhân người ta thu được một proton và một hạt nhân X.
Hỏi số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân z của hạt nhân X và hãy cho biết X là nguyên tố gì ?
Phản ứng trên có thể viết:
Vì số hạt ( proton cũng như số hạt nơtron) được bảo toàn nên A =(4+14) – 1 = 17, Z= (2+7) – 1 = 8. Với Z = 8 ta có nguyên tử oxi.
Phương trình trên sẽ là:
(Chính phản ứng này Rơ – dơ – pho đã phát hiện ra proton, một cấu tử của hạt nhân)
Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankan Y, số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol E cần dùng vừa đủ 0,67 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,54 mol H2O. Khối lượng của X trong 14,56 gam hỗn hợp E là
Bảo toàn O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O —> nCO2 = 0,4 mol
Quy đổi E thành CH4 (0,09), CH2 và NH
Bảo toàn C —> nCH2 = 0,31
Bảo toàn H —> nNH = 0,1
Amin X có z nguyên tử N —> nX = 0,1/z
Vì nX > nY nên nX > 0,045 —> z < 2,22
z = 1 thì nX = 0,1 > nE: Vô lý, vậy z = 2 là nghiệm duy nhất
Vậy E gồm CnH2n+4N2 (0,05) và CmH2m+2 (0,04)
nCO2 = 0,05n + 0,04m = 0,4 —> 5n + 4m = 40
—> n = 4, m = 5 là nghiệm duy nhất
E gồm C4H12N2 (0,05) và C5H12 (0,04)
—> mE = 7,28 và mC4H12N2 = 4,4
—> Nếu mE = 14,56 thì mC4H12N2 = 8,8 gam.
Xét các phân tử sau đây: NaCl, MgCl2, AlCl3, HCl. Hãy cho biết liên kết trong phân tử nào là liên kết cộng hóa trị và liên kết trong phân tử nào là liên kết ion.
- Liên kết phân tử NaCl, MgCl2 là liên kết ion.
- Liên kết trong phân tử AlCl3 và HCl là liên kết cộng hóa trị có cực
Cho từ từ 200ml dung dịch HCl aM vào dung dịch chứa 0,15mol Na2CO3 và 0,1mol NaHCO3 được b lít khí CO2 đktc và dung dịch X. Cho Ca(OH)2 dư vào dung dịch X được 20gam kết tủa. Giá trị của a và b là gì?
Cho từ từ H+ vào dd gồm HCO3- và CO32- xảy ra theo thứ tự sau:
H+ + CO32- → HCO3- (1)
0,15 ← 0,15 → 0,15 (mol)
H+ + HCO3- → CO2 + H2O (2)
nHCO32- = 0,1 + 0,15 = 0,25 mol
Cho Ca(OH)2 vào dung dịch X thu được n↓ = nCO32- = 0,2 mol
⇒ HCO32- phản ứng dư với H+, còn lại dung dịch X
OH- + HCO3- → CO32- + H2O
nHCO3- dư = nCO32- = 0,2 mol
nCO2 = nH+ (2) = nHCO3- (2) = 0,25 – 0,2 = 0,05 ⇒ b = 1,12 lít
nH+ = nH+ (1) + nH+ (2) = 0,15 + 0,05 = 0,2 ⇒ a = 1M
Phát biểu nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa:
C(r) + CO2(k) ⇌ 2CO(k); ΔH = 172KJ
- Nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó".
- Áp dụng: Giảm áp suất, tăng nhiệt độ, tăng nồng độ CO2 hoặc giảm nồng độ CO cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. (c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chưa 1 muối tan là:
Câu A. 2
Câu B. 1
Câu C. 4
Câu D. 3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet