Câu A. 2
Câu B. 5
Câu C. 3
Câu D. 4 Đáp án đúng
Chọn D. - Có 4 chất thỏa mãn là: (1) AgNO3, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl - Phương trình: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ; 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O ; Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 ; 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.
ột nguyên tử có 3 phân lớp electron. Trong đó số electron p nhiều hơn số electron s là 5. Số electron lớp ngòai cùng của nguyên tử này là bao nhiêu?
Nguyên tử có 3 phân lớp electron nên suy ra có 6 electron s.
Vậy nguyên tử này có 11 electron p.
Cấu hình electron của nguyên tử này là: 1s22s22p63s23p5
Nguyên tử có 7 electron lớp ngoài cùng.
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên
- Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl
- Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là Na2S
Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑
- Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O
- Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3
K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑+ H2O
Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
Câu A. CH2 = C(CH3) - CH = CH2, C6H5CH = CH2
Câu B. CH2 = CH - CH = CH2, C6H5CH = CH2
Câu C. CH2 = CH - CH = CH2, lưu huỳnh
Câu D. CH2 = CH - CH = CH2, CH3 - CH = CH2
Cho các chất : MgCO3, MgO, Mg(OH)2, MgCl2, MgSO4. Hãy viết PTHH của các chuỗi phản ứng có thể xảy ra theo sơ đồ:
A ⟶ B ⟶ C ⟶ D ⟶ E
Có nhiều chuỗi phản ứng phù hợp sơ đồ trên. Ví dụ :
MgO ⟶ MgCl2 ⟶ MgCO3 ⟶ MgSO4 ⟶ Mg(OH)2
MgO ⟶ MgSO4 ⟶ MgCO3 ⟶ MgCl2 ⟶ Mg(OH)2
MgCO3 ⟶ MgO ⟶ MgCl2 ⟶ MgSO4 ⟶ Mg(OH)2
Mg(OH)2 ⟶ MgCl2 ⟶ MgCO3 ⟶ MgO ⟶ MgSO4
Đun 20,4 gam một chất hữu cơ A đơn chức với 300 ml dung dịch NaOH 1 M thu được muối B và hợp chất hữu cơ C. Cho C phản ứng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nung B với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO thu được khí D có tỉ khối đối với O2 bằng 0,5. Khi oxi hóa C bằng CuO được chất hữu cơ E không phản ứng với AgNO3/NH3. Xác định CTCT của A?
Chất C tác dụng với Na sinh ra khí H2 ⇒ C là ancol.
Oxi hóa C ra E không phản ứng với AgNO3 ⇒ C không là ancol bậc 1.
Các đáp án cho A là este đơn chức ⇒ B là muối của Na.
Nung B với NaOH rắn tạo ra D có MD = 32. 0,5 = 16 → D là CH4 → B là CH3COONa.
Đặt công thức của A là CH3COOR’
CH3COOR’ + NaOH → CH3COONa + R’OH
R’OH + Na → R’ONa + H2↑
CH3COONa + NaOH -CaO, to→ CH4↑ + Na2CO3.
Ta có: nH2 = 0,1 mol → nancol = 2nH2 = 2. 0,1 = 0,2 mol
nNaOH = 0,3 mol > nancol → NaOH dư, este phản ứng hết.
→ neste = nancol = 0,2 mol → Meste = 20,4/0,2 = 102 → R’ = 102 – 59 = 43.
→ gốc R’ là C3H7 và C là ancol bậc 2: CH3CH(OH)CH3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB