Xác định hợp chất tác dụng KOH đun,nóng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy chất sau: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phênol), CH3COOCH3, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch KOH đun nóng là:


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4 Đáp án đúng

  • Câu D. 2

Giải thích:

Các chất thỏa mãn là: H2NCH(CH3)COOH; C6H5OH; CH3COOC2H5; CH3NH3Cl. Đáp án C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Các ứng dụng của magie sulftat
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các ứng dụng của magie sulfat


Đáp án:

- Magie sunfat khan được sử dụng làm chất làm khô.

- Magie sunfat cũng có thể được sử dụng như một sản phẩm làm đẹp. Các vận động viên sử dụng nó để làm dịu cơ bắp đau, trong khi làm người làm vườn sử dụng nó để cải thiện cây trồng. Nó có một loạt các ứng dụng khác. Muối Epsom cũng có hiệu quả trong việc loại bỏ các mảnh vụn.

- Muối này có tên trong danh mục của các dược phẩm thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, một danh sách các loại thuốc quan trọng nhất cần thiết trong một hệ thống y tế cơ bản.

Xem đáp án và giải thích
Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng của N/2 nguyên tử oxi, của N/4 phân tử oxi và so sánh hai kết quả này.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng của N/2 nguyên tử oxi, của N/4 phân tử oxi và so sánh hai kết quả này.

 

Đáp án:

 Hai khối lượng này giống nhau.

   Vì khối lượng của N nguyên tử O là 16g

   Nên khối lượng của N/2 nguyên tử O là 8g

   Vì khối lượng của N phân tử O là 32(g)

   Nên khối lượng của N/4 phân tử O là 8(g)

   Vậy khối lượng của N/2 nguyên tử oxi bằng khối lượng của N/4 phân tử oxi

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và a mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít hỗn hợp NO và N2 (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và a mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít hỗn hợp NO và N2 (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5. Tìm a?


Đáp án:

    Gọi x, y là số mol của N2 và NO trong hỗn hợp.

  Ta có: ∑necho = ∑ne nhận ⇒ 0,3 + 2a = 1,25 + 0,375

    ⇒ a = 0,6625 mol

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hoá học phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3. Nêu rõ hiện tượng dùng để phân biệt và viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phương pháp hoá học phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3. Nêu rõ hiện tượng dùng để phân biệt và viết phương trình hoá học của các phản ứng.



Đáp án:

Dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr. Na2S, NaNO3.

Lấy mỗi muối một ít vào từng ống nghiệm, thêm nước vào mỗi ống và lắc cẩn thận để hoà tan hết muối. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng ống nghiệm.

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu trắng không tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch NaCl :

NaCl + AgNO3  AgCl + NaNO3

                             (màu trắng)

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu vàng nhạt không tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch NaBr :

NaBr + AgNO3  AgBr + NaNO3

                        (màu vàng nhạt)

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu đen, thì đó là dung dịch Na2S :

Na2S + 2AgNO3  Ag2S + 2NaNO3

                                  (màu đen)

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu vàng tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch Na3PO4 :

Na3PO4 + 3AgNO3  Na3PO4 + 3NaNO3

                                       (màu vàng)

- Ở dung dịch không có hiện tượng gì là dung dịch NaNO3.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…