Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankan Y, số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol E cần dùng vừa đủ 0,67 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,54 mol H2O. Khối lượng của X trong 14,56 gam hỗn hợp E là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankan Y, số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol E cần dùng vừa đủ 0,67 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,54 mol H2O. Khối lượng của X trong 14,56 gam hỗn hợp E là


Đáp án:

Bảo toàn O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O —> nCO2 = 0,4 mol

Quy đổi E thành CH4 (0,09), CH2 và NH

Bảo toàn C —> nCH2 = 0,31

Bảo toàn H —> nNH = 0,1

Amin X có z nguyên tử N —> nX = 0,1/z

Vì nX > nY nên nX > 0,045 —> z < 2,22

z = 1 thì nX = 0,1 > nE: Vô lý, vậy z = 2 là nghiệm duy nhất

Vậy E gồm CnH2n+4N2 (0,05) và CmH2m+2 (0,04)

nCO2 = 0,05n + 0,04m = 0,4 —> 5n + 4m = 40

—> n = 4, m = 5 là nghiệm duy nhất

E gồm C4H12N2 (0,05) và C5H12 (0,04)

—> mE = 7,28 và mC4H12N2 = 4,4

—> Nếu mE = 14,56 thì mC4H12N2 = 8,8 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng khí sau : O2, N2, H2S và Cl2. Hãy phân biệt mỗi lọ đựng khí trên bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng khí sau : 

Hãy phân biệt mỗi lọ đựng khí trên bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học (nếu có).





Đáp án:

- Dùng tàn đóm để nhận ra khí oxi

- Dùng giấy tẩm  để nhận ra  do tạo thành kết tủa đen :

    

- Dùng giấy màu ẩm để nhận biết khí clo do bị mất màu.

- Lọ còn lại là khí nitơ.




Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng? a) Đốt than trong lò: C + O2 → CO2. b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2. c) Nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2. d) Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng?

a) Đốt than trong lò: C + O2 → CO2.

b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim.

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.

c) Nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2.

d) Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.


Đáp án:

Những phản ứng oxi hóa – khử là a), b) ,d).

Phản ứng a) Lợi: sinh ra nhiệt năng để sản xuất phục vụ đời sống. Tác hại: sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.

Phản ứng b) Lợi: luyện quặng sắt thành gang điều chế sắt. Tác hại: sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.

Phản ứng d) Tác hại: Làm sắt bị gỉ, làm hư hại các công trình xây dựng, các dụng cụ và đồ dùng bằng sắt.

Xem đáp án và giải thích
Người ta có thể điều chế KCl bằng: a) một phản ứng hóa hợp. b) một phản ứng phân hủy. c) một phản ứng trao đổi. d) một phản ứng thế. 1. Hãy dẫn ra phản ứng cho mỗi trường hợp trên. 2. Trường hợp nào là phản ứng oxi hóa-khử? Trong đó số oxi hóa của nguyên tố clo thay đổi như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta có thể điều chế KCl bằng:

a) một phản ứng hóa hợp.

b) một phản ứng phân hủy.

c) một phản ứng trao đổi.

d) một phản ứng thế.

1. Hãy dẫn ra phản ứng cho mỗi trường hợp trên.

2. Trường hợp nào là phản ứng oxi hóa-khử? Trong đó số oxi hóa của nguyên tố clo thay đổi như thế nào?


Đáp án:

1) Các phản ứng điều chế KCl

Một phản ứng hóa hợp: 2K   +  Cl2  --> 2KCl

Một phản ứng phân hủy: 2KClO3  ---> 2KCl  + 3O2

Một phản ứng trao đổi: K2SO4 + BaCl2 --> BaSO4 + 2KCl

Một phản ứng thế: 2K + 2HCl --> 2KCl + H2

2) Các phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng oxi hóa-khử.

Trong (1): Số oxi hóa cửa clo giảm từ 0 xuống - 1.

Trong (2): Số oxi hóa của clo giảm từ +5 xuống -1.

Trong (3) và (4): số oxi hóa của clo không thay đổi.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập biện luận công thức của este dựa vào phản ứng thủy phân trong môi trường axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là.


Đáp án:
  • Câu A. metyl propionat

  • Câu B. etyl axetat.

  • Câu C. vinyl axetat

  • Câu D. metyl axetat.

Xem đáp án và giải thích
Chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 18,5 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, một chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn hợp các muối vô cơ. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 23,10.

  • Câu B. 24,45.

  • Câu C. 21,15.

  • Câu D. 19,10.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…