Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)(dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Cách 1.

Hỗn hợp X gồm C2H4, CH4, C3H4, C4H4. Như vậy, các chất trong X đều có 4 nguyên tử H. Trong hỗn hợp X, ta có :

MX = 17.2 = 34 => mX = 34.0,025 = 0,85 g/mol

nH = 4nX = 4.0,025 = 0,1 mol

nC = (mX – mH)/12 = (0,85 – 0,1)/12 = 0,0625 mol

Quy đổi hỗn hợp X thành hỗn hợp Y gồm C (0,0625 mol), H (0,1 mol).

Đốt cháy Y thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Vì vậy khối lượng bình đựng Ca(OH)2 tăng là tổng khối lượng của H2O và CO2. Ta có :

nCO2 = nC = 0,0625 mol; 2nH2O = nH => nH2O = 0,05 mol

m(bình tăng) = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 gam

Cách 2

Hỗn hợp X: C2H4; CH4; C3H4; C4H4 có M = 17.2 = 34 (g/mol)

Gọi CTPT tổng quát của X là CxH4

=> ta có: 12x + 4 = 34

=> x = 2,5

Vậy CTPTTQ của X là C2,5H4: 0,025 (mol)

C2,5H4  + 7,5O2 → 2,5CO2 + 2H2O

0,025         →        0,0625 → 0,05    (mol)

mbình tăng = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 (g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hấp thụ hoàn toàn 0,672lit khí CO2 (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn 0,672lit khí CO2 (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Tìm x?


Đáp án:

nOH- = nNaOH + 2nCa(OH)2 = 0,05 mol

    nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol

⇒ x = 0,0125.100 = 1,25 g

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250 ml dung dịch AgNO3 4% khi lấy vạt ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng. b. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250 ml dung dịch AgNO3 4% khi lấy vạt ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.

b. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.


Đáp án:

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag ↓

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Số mol AgNO3 là nAgNO3= 4/100 x 17/100 x 250/170 = 0,01 (mol)

Khối lượng Ag mAg = 0,01.108 = 1,08 (g)

Khối lượng vật sau phản ứng = 10 + 0,01 x 108 – 0,005 x 64 = 10,76 g

Xem đáp án và giải thích
Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Tìm công thức cấu tạo thu gọn của X 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Tìm công thức cấu tạo thu gọn của X 


Đáp án:

Chất hữu cơ X (C3H7O2N) có k = 1

X có thể là amino axit H2NCH2CH2COOH hoặc este H2NCH2COOCH3

Ta có: nX = 8,9/89 = 0,1 (mol) ;

nNaOH = 0,1. 1,5 = 0,15 (mol)

0,1 mol X + 0,1 mol NaOH → 0,1 mol muối

Chất rắn gồm muối và NaOH dư → mmuối = 11,7 – 40. 0,05 = 9,7 (gam)

Mmuối = 9,7/0,1 = 97 (g/mol). CTCT của muối là: H2NCH2COONa

Vậy công thức cấu tạo thu gọn của X là: H2NCH2COO-CH3.

Xem đáp án và giải thích
Nhận định sai về halogen
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các nhận định sau: (1). Để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 ta có thể dùng quỳ tím và dung dịch AgNO3. (2). Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng quỳ tím ẩm. (3). Về tính axit HClO4 > HClO3 > HClO2 > HClO. (4). Clorua vôi, nước Javen (Javel) và nước clo thể hiện tính oxi hóa là do chứa ion ClO‒, gốc của axit có tính oxi hóa mạnh. (5). KClO3 được ứng dụng trong sản xuất diêm. (6). KClO3 được ứng dụng trong điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. (7). KClO3 được ứng dụng trong sản xuất pháo hoa. (8). KClO3 được ứng dụng trong chế tạo thuốc nổ đen. (9). Hỗn hợp khí H2 và F2 có thể tồn tại ở nhiệt độ thường. (10). Hỗn hợp khí Cl2 và O2 có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. Số phát biểu sai là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…