Chứng minh rằng độ điện li có thể tính bằng công thức sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chứng minh rằng độ điện li có thể tính bằng công thức sau:  α = C/C0

Trong đó C0 là nồng độ mol của chất hòa tan, C là nồng độ mol của chất hòa tan phân li ra ion.


Đáp án:

Giả sử dung dịch chất điện li yếu có thể tích là V lít

Số phân tử hòa tan là n0, số phân tử phân li thành ion là n.

α = n/n0 = [n/V] : [n0/V0] = C/C0

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì như thế nào?


Đáp án:

Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì phi kim mạnh nhất là flo.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là


Đáp án:

CTPT các chất trong M gồm: C2H7N; C3H7N; C3H10N2 và C3H9N.

Tính ra số mol mỗi chất trong M đều có sự đặc biệt riêng. Thật vậy:

trước hết đốt 0,25 mol M cần 1,15 mol O2 thu 0,65 mol CO2 + 1,0 mol H2O + 0,15 mol N2.

→ mM = 0,65 × 12 + 2 + 0,15 × 28 = 14,0 gam.

YTHH 01: bảo toàn C

→ ncụm C2 = (0,25 × 3 – 0,65) = 0,1 mol

→ %mC2H5NH2 trong M ≈ 32,14%.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Các dung dịch đều tác dụng được với Cu(OH)2 là:


Đáp án:
  • Câu A. glucozơ, xenlulozơ, glixerol

  • Câu B. fructozơ, saccarozơ, tinh bột.

  • Câu C. glucozơ, glixerol, tinh bột

  • Câu D. fructozơ, saccarozơ, glixerol

Xem đáp án và giải thích
Có thể dự đoán sự thay đổi như thế nào về khối lượng riêng, về nhiệt độ nóng chảy khi giữ lưu huỳnh đơn tà (SB ) dài ngày ở nhiệt độ phòng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể dự đoán sự thay đổi như thế nào về khối lượng riêng, về nhiệt độ nóng chảy khi giữ lưu huỳnh đơn tà (SB ) dài ngày ở nhiệt độ phòng?


Đáp án:

Ở nhiệt độ phòng, có sự chuyển hóa từ Sβ → Sα vậy khi giữ Sβ vài ngày ở nhiệt độ phòng thì:

- Khối lượng riêng của lưu huỳnh tăng dần.

- Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh giảm dần. 

Xem đáp án và giải thích
Tơ nion-6
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:

Đáp án:
  • Câu A. (-CH2-CH=CH-CH2)n

  • Câu B. (-NH-[CH2]6-CO-)n

  • Câu C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n

  • Câu D. (-NH-[CH2]5-CO-)n

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…