Phần trăm số mol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. 25

  • Câu B. 15

  • Câu C. 40

  • Câu D. 30 Đáp án đúng

Giải thích:

Do Y chỉ chứa muối sunfat => NO3 chuyển hết sang khí NO ( khí hóa nâu trong không khí) Mặt khác sau phản wsnsng thu được hỗn hợp khí => có H2 Áp dụng qui tắc đường chéo : (H2) 2 --18 = 16; (NO) 30---18 = 12. => nH2 : nNO = 3 : 4 => nH2 = 0,075 mol ; nNO = 0,1 mol Ta có nH+ = 2nH2 + 4nNO + 10nNH4+ ( nếu có) + 2nO => 10nNH4+ + 2nO = 0,9 mol (*) => Bảo toàn N : nNO3 = nNO + nNH4+ = 0,1 + nNH4+ Có mmuối sunfat = mion KL + mSO4+ mNH4+ => mion KL = 96,55 – 0,725.96 – 18nNH4+ = 26,95 – 18nNH4+ => mX - mion KL = mO + mNO3 => 38,55 – ( 26,95 – 18nNH4+) = 16nO + 62.( nNH4+ + 0,1) => 44nNH4+ + 16nO = 5,4 (**) Từ (*) và (**) => nNH4+ = 0,05 ; nO = 0,2 = nZnO => Bảo toàn N : nNO3 = 0,15 mol => nFe(NO3)2 = 0,075 mol => Bảo toàn e : 2nMg + 3nAl = 3nNO + 2nH2 + 8nNH4+ => 2nMg + 3nAl = 0,775 ( Do Mg và Al tính khử mạnh hơn nên sẽ phản ứng với NO3- trước Fe2+ ; tuy nhiên do tạo khí H2 chứng tỏ khi hết NO3 nhưng kim loại vẫn dư => Fe2+ không bị oxi hóa ) => mMg + mAl = 24nMg + 27nAl = 8,85g (2) Từ (1) và (2) => nMg = 0,2 mol ; nAl = 0,15 mol => %nMg(X) = 32% gần nhất với giá trị 30% =>D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán khối lượng
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chia 2m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tan hết trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,688 lít H2 (đo ở đktc). Nung nóng phần hai trong oxi (dư) thu được 4,26 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 4,68 gam.

  • Câu B. 1,17 gam.

  • Câu C. 3,51 gam.

  • Câu D. 2,34 gam.

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2.

- Tiến hành TN:

   + Cho đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm

   + Rót vào đó 3-4ml dd HCl

   + Đun nóng nhẹ, quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: Phản ứng xảy ra, bọt khí ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt.

Khi kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng

- Giải thích:

   + Fe phản ứng với HCl và phản ứng xảy ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao. 1 thời gian sau một phần Fe2+ bị oxi hóa trong không khí → Fe3+ nên dung dịch chuyển từ màu xanh màu vàng

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2FeCl2 + O2 + 2HCl → 2FeCl3 + H2O

Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2.

- Tiến hành TN:

   + Lấy dd FeCl2 điều chế ở TN1 cho tác dung với dd NaOH theo trình tự sau:

Đun sôi 4-5ml dd NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dd.

Rót nhanh 2ml dd FeCl2 và dd NaOH

- Hiện tượng:

Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng xanh. Để lâu thấy xuất hiện kết tủa màu vàng rồi sau đó đến cuối buổi chuyển sang màu nâu Fe(OH)3.

- Giải thích:

Muối sắt(II) phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh Fe(OH)2. Sau 1 thời gian Fe(OH)2 bị oxi hóa thành Fe(OH)3. Kết tủa màu vàng là hỗn hợp Fe(OH)2 và Fe(OH)3 rồi tiếp tục chuyển hẳn sang màu nâu là Fe(OH)3 khi đã oxi hóa hết Fe(OH)2.

PTHH:

FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 ↓ trắng xanh + NaCl

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)2↓ đỏ nâu

Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7.

- Tiến hành TN:

   + Cho 1 đinh sắt đã cạo sạch vào ống nghiệm chứa 4-5 ml dd H2SO4 ⇒ dd FeSO4

   + Nhỏ từ từ dd K2Cr2O7 vào dd FeSO4 vừa điều chế được.

   + Lắc ống nghiệm, quan sát.

- Hiện tượng: Màu da cam của dd K2Cr2O7 bị biến mất khi lắc ống nghiệm đồng thời dd trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng (Fe2+ → Fe3+)

PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O

Thí nghiêm 4: Phản ứng Cu với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

- Tiến hành TN

   + Cho 1-2 mảnh đồng vào ống nghiệm chứa 2-3 ml dd H2SO4 đặc, đun nóng

   + Nhỏ vài giọt dd NaOH vào dd vừa thu được, quan sát.

- Hiện tượng

   + Có bọt khí không màu thoát ra, có mùi hắc.

   + Dung dịch trong ống nghiệm chuyển màu xanh.

   + Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh và phản ứng chậm lại

- Giải thích

Cu phản ứng với H2SO4 sinh ra khí SO2 (mùi hắc) và dd Cu2+ màu xanh.

Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh là Cu(OH)2 và phản ứng chậm lại do nồng độ H2SO4 giảm

PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 ↑ (mùi hắc) + 2H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ xanh + Na2SO4

NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O (phản ứng làm giảm nồng độ axit ⇒ làm phản ứng xảy ra chậm)

Xem đáp án và giải thích
Điền chất thích hợp vào chỗ có dấu ? trong các sơ đồ sau: a) H2PO4-+?→HPO42-+? b) HPO42-+?→H2PO4-+?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điền chất thích hợp vào chỗ có dấu ? trong các sơ đồ sau:

a) H2PO4-+?→HPO42-+?

b) HPO42-+?→H2PO4-+?


Đáp án:

a) H2PO4-+OH- →HPO42-+H2O

b) HPO42- + H3O+ →H2PO4-+H2O

Xem đáp án và giải thích
a) Viết phương tình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng: Na → Na+ ; Cl → Cl- Mg → Mg2+; S → S2- Al → Al3+; O → O2- b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử và các ion. Nhận xét về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion được tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Viết phương tình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng:

Na → Na+ ; Cl → Cl-

Mg → Mg2+; S → S2-

Al → Al3+; O → O2-

b) Viết cấu hình electron của các nguyên tử và các ion. Nhận xét về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion được tạo thành.


Đáp án:

a) Na → Na+ + 1e; Cl + 1e → Cl-

Mg → Mg2+ + 2e; S + 2e → S2-

Al → Al3+ + 3e; O +2e → O2-

b) Cấu hình electron của các nguyên tử và các ion:

11Na : 1s22s22p63s1; Na+: 1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

 

17Cl : 1s22s22p63s23p5; Cl-: 1s22s22p63s23p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ar.

12Mg: 1s22s22p63s2; Mg2+: 1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

16S : 1s22s22p63s23p4; S2-: 1s22s22p63s23p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ar.

13Al : 1s22s22p63s23p1; Al3+: 1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

8O : 1s22s22p4; O2-: 1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

Xem đáp án và giải thích
Este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hai este X, Y là dẫn xuất của benzen, đều có CTPT là C9H8O2; X và Y đều cộng hợp với Brom theo tỉ lệ mol 1:1. X tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. Y tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. CTCT của X và Y lần lượt là

Đáp án:
  • Câu A. HOOC-C6H4-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.

  • Câu B. C6H5COOCH=CH2 và C6H5-CH=CH-COOH.

  • Câu C. HCOO-C6H4-CH=CH2 và HCOOCH=CH-C6H5.

  • Câu D. C6H5COO-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…