Câu A. chất xúc tác.
Câu B. môi trường.
Câu C. chất oxi hoá. Đáp án đúng
Câu D. chất khử.
Chọn đáp án C. Phản ứng: 3Cu + 8H+ + 2NO3− →3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Thực hiện phản ứng thủy phân a mol mantozo trong môi trường axit (hiệu suất thủy phân là h). Trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với AgNO3/NH3 dư, thu được b mol Ag. Tìm mối liên hệ giữa h, a và b
Hiệu suất thủy phân là h thì số mol glucozo sau phản ứng là 2.a.h và số mol mantozo dư là a(1-h).
⇒ Số mol Ag là: b = 2.2.a.h + 2.a.(1-h) ⇒ b = 2ah + 2a
⇒ h = (b-2a)/2a
Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+.
Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào có kết tủa màu nâu đỏ thì mẫu thử đó chứa ion Fe3+
Fe3+ + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3NH4+
Mẫu thử nào lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lục, sau đó kết tủa tan ra cho dung dịch màu xanh thẫm thì mẫu thử đó chứa ion Cu2+
Cu2+ + 2 NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4+
Cu(OH)2 ↓ + 4NH3→ [Cu(NH3)4](OH)2
Cho dung dịch H2SO4 vào mẫu thử còn lại nếu có kết tủa trắng, không tan trong axit dư, mẫu thử đó chứa ion Ba2+
Ba2+ + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H+
Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 (nâu đỏ)
=> Xuất hiện màu trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ
a) Hãy nêu những phản ứng ở nhóm chức của anđêhit và của xeton, cho thí dụ minh họa.
b) Hãy nêu các phản ứng có thể dùng để phân biệt anđehit và xeton, cho thí dụ minh họa.
a) Các phản ứng ở nhóm chức của anđehit và xeton:
- Phản ứng cộng hidro (phản ứng khử)
Khi có xúc tác Ni đun nóng, anđehit cộng hidro tạo ra ancol bậc I, xeton cộng hidro tạo ra ancol bậc II
- Phản ứng với chất oxi hóa
+ Tác dụng với Br2 và KMnO4
RCH=O + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr
+ Tác dụng với AgNO3/NH3
R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
b) - Phản ứng có thể dùng để phân biệt andehit và xeton là phản ứng tráng gương
Ví dụ: Phân biệt anđehit axetic và axeton
Sử dụng AgNO3/NH3: Chất xảy ra phản ứng tạo kết tủa màu bạc bám ở thành ống nghiệm là anđehit axetic
CH3CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
- Hoặc có thể sử dụng nước brom: anđehit dễ bị oxi hóa nên làm mất màu nước brom, còn xeton khó bị oxi hóa
Ví dụ: phân biệt CH3COCH3 và CH3CH2CHO.
Dùng dung dịch nước brom nhận biết được CH3CH2CHO vì nó làm mất màu dung dịch nước brom.
CH3CH2CHO + Br2 + H2O → CH3CH2COOH + 2HBr
Bỏ qua trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng.
Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thoát ra.
Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.
Phương trình chữ của phản ứng:
Axit clohiđric + Canxi cacbonat → Canxi clorua + Nước + khí cacbon đioxit.
Chất tham gia axit clohiđric và canxi cacbonat.
Sản phẩm: canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit.
Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: sủi bọt khí.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet