Có những chất sau : CuSO4, CuCl2, CuO, Cu(OH)2, Cu(NO3)2.
a) Hãy sắp xếp các chất đã cho thành một dãy chuyển đổi hoá học.
b) Viết các phương trình hoá học theo dãy chuyển đổi đã sắp xếp.
a)
CuSO4 → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu(NO3)2.
b)
CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + CuCl2
CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2
Cu(OH)2 to→CuO + H2O
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
Có gì giống và khác nhau khi cho khí CO2 và dung dịch HCl loãng tác dụng với dung dịch NaAlO2? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra
- Kết tủa xuất hiện, không tan trong CO2 dư :
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
- Kết tủa xuất hiện rồi tan trong dung dịch HCl dư :
NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.
Chất nào sau đây có thể oxi hóa Zn thành Zn2+?
Câu A. Fe
Câu B. Ag+
Câu C. Al3+
Câu D. Ca2+
Câu A. Điện phân nóng chảy AlCl3.
Câu B. Điện phân dung dịch AlCl3.
Câu C. Cho kim loại Na vào dung dịch AlCl3.
Câu D. Điện phân nóng chảy Al2O3.
a) Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích.
c) Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước?
a) Tinh thể ion: NaCl; MgO; CsBr; CsCl.
Tinh thể nguyên tử: Kim cương.
Tinh thể phân tử: Băng phiến, iot, nước đá, cacbon đioxit.
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy: Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu lớn nên tinh thể ion rất bền vững. Các hợp chất ion đều khá rắn,khó bay hơi,khó nóng chảy.
Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn, vì vậy tinh thể nguyen tử đều bền vững, khá cững, khó nóng chảy, khó bay hơi.
Trong tinh thể phân tử các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vây tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
c) Không có tinh thể nào có thể dẫn điện ở trạng thái rắn. Tinh thể dẫn điện được nóng chảy và khi hòa tan trong nước là: tinh thể ion.
Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.
Số mol H2 là nH2= 0,025 mol
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol)
→ Khối lượng sắt dùng ở trường hợp 1 là: mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)
TH2: Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là: 0,025. 2 = 0,05 (mol)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
nFe = 0,05 mol.
Khối lượng Fe đã dùng ở trường hợp 2 là: mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)
Khối lượng chất rắn m = mCu = 0,05 x 64 = 3,2(g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet