Chất xúc tác là gì?
Chất xúc tác là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và vẫn giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.
Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.
Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất
Đặt số mol O2 ban đầu và số mol O3 ban đầu lần lượt là a mol và b mol
Xét 1 mol hỗn hợp ⇒ (a + b) = 1
2O3 → 3O2
b → 1,5b
Vì O3 đã bị phân hủy hết nên sau phản ứng: nO2 (a + 1,5b) mol
Số mol khí tăng thêm: (a + l,5b) - (a + b) = 0,5b mol
Theo đề bài:
%Vtăng thêm = (0,5b. 100%)/(a + b) = 2% ⇒ b = 0,04 ⇒ a = 0,96
Thành phần phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp đầu:
%VO3 = (0,04. 100%)/1 = 4%; %VO2 = 100% - 4% = 96%
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 và cho biết chúng thuộc những loại đồng phân nào.
Đồng phân ankin:
CH≡C-CH2-CH2-CH3 : Pen -1-in (A)
CH3-C≡C-CH2-CH3 : pen-2-in (B)
CH≡C-CH(CH3 )-CH3 : 3-metylbut-1-in (C)
Đồng phân ankađien:
CH2=C=CH-CH2-CH3 : Penta -1,2-đien(D)
CH2=CH-CH=CH-CH3 : penta-1,3-đien(E)
CH2=CH-CH2-CH=CH2 : Penta-1,4-đien (F)
CH3-CH=C=CH-CH3 : penta -2,3-đien (G)
CH2=C(CH3 )-CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-đien (H)
CH3-C(CH3 )=C=CH2 : 3-metylbuta-1,2-đien (I)
Kết luận:
- A và B là đồng phân vị trí liên kết ba.
- A và C; B và C là đồng phân mạch cacbon.
- D, E, F và G, H và I là đồng phân vị trí liên kết đôi.
- D, E, F, G là đồng phân mạch cacbon với H và I.
- A, B, C và D, E, F, G, H, I là đồng phân nhóm chức.
Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là
CTPT các chất trong M gồm: C2H7N; C3H7N; C3H10N2 và C3H9N.
Tính ra số mol mỗi chất trong M đều có sự đặc biệt riêng. Thật vậy:
trước hết đốt 0,25 mol M cần 1,15 mol O2 thu 0,65 mol CO2 + 1,0 mol H2O + 0,15 mol N2.
→ mM = 0,65 × 12 + 2 + 0,15 × 28 = 14,0 gam.
YTHH 01: bảo toàn C
→ ncụm C2 = (0,25 × 3 – 0,65) = 0,1 mol
→ %mC2H5NH2 trong M ≈ 32,14%.
Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 2,08M vào dung dịch gồm 0,048 mol FeCl3 ; 0,032 mol Al2(SO4)2 và 0,08 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là bao nhiêu gam?
nOH- = 0,52 mol
Fe3+ = 0,048 mol; Al3+ = 0,032. 2 = 0,064 mol; nH+ = 0,08. 2 = 0,16 mol
Ta có: nH+ + 3nAl3+ + 3nFe3+ = 0,496 mol < nOH-
⇒ Al(OH)3 sinh ra bị hòa tan bằng OH-, nOH- hòa tan kết tủa = 0,52 – 0,496 = 0,024mol
Al(OH)3 (0,024) + OH- (0,024 mol) → AlO2- + 2H2O
⇒ Al(OH)3 không bị hòa tan = 0,064 – 0,024 = 0,04 mol
m = mAl(OH)3 + mFe(OH)3 = 0,04. 78 + 0,048. 107 = 8,256g
Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ có dấu hỏi trong các chương trình hóa học sau:
a) ?Al(OH) 3 → ? + 3H2O;
b) Fe + ?AgNO3 → ? + 2Ag;
c) ?NaOH + ? → Fe(OH) 3 + ?NaCl
a) 2Al(OH) 3 → Al2O3 + 3H2O
b) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3) 2 + 2Ag;
c) 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH) 3 + 3NaCl
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB