Bài tập xác định khối lượng phân tử của chất béo dựa vào phản ứng thủy phân trong môi trường axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Khối lượng phân tử của X là


Đáp án:
  • Câu A. 886

  • Câu B. 890

  • Câu C. 884

  • Câu D. 888 Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D . Ta có: Axit oleic là: C17H33COOH, axit stearic là C17H35COOH . Khi thủy phân chất béo X thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol 1 : 2 nên trong X có 1 nhóm C17H33COO – ; Và 2 nhóm C17H35COO −. Chất béo luôn có dạng (R'COO)3C3H5. Vậy khối lượng phân tử X là: (281 + 2.283) + 41= 888

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xác định khối lượng hỗn hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp FeS2 và Cu2S trong dung dịch HNO3, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ có 2 chất tan, với tổng khối lượng các chất tan là 72 gam. Giá trị của m là: (Fe=56, Cu=64, O=16, S=32, N=14)


Đáp án:
  • Câu A.

    20g

  • Câu B.

    40g

  • Câu C.

    60g

  • Câu D.

    80g

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành số 2: Phản ứng oxi hóa - khử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 2: Phản ứng oxi hóa - khử


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit

- Tiến hành TN:

   + Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml dd H2SO4 loãng

   + Bỏ thêm vào ống nghiệm 1 viên Zn nhỏ

- Hiện tượng: Phản ứng sủi bọt khí

- Giải thích: Zn tan trong axit H2SO4 sinh ra khí H2

PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Zn: Chất khử

H2SO4: chất oxi hóa

Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối

- Tiến hành TN:

   + Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml CuSO4 loãng

   + Bỏ thêm 1 đinh sắt đã đánh sạch, để yên 10 phút

- Hiện tượng:

Đinh sắt tan, có lớp kim loại màu đỏ bám bên ngoài đinh sắt; màu xanh của dung dịch nhạt dần.

- Giải thích:

Vì Fe hoạt động mạnh hơn Cu nên Fe đã đẩy Cu ra khỏi muối CuSO4 tạo thành kim loại Cu có màu đỏ bám vào đinh sắt. Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam khi phản ứng tạo muối FeSO4 nên màu xanh của dd nhạt dần.

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe : Chất khử

CuSO4: chất oxi hóa

Thí nghiệm 3: Phản ứng oxi hóa- khử giữa Mg và CO2

- Tiến hành TN:

   + Đốt cháy Mg trong không khí rồi bỏ vào bình chứa CO2 (đáy bình CO2 bỏ 1 ít cát để bảo vệ bình).

- Hiện tượng: Mg cháy tạo bột trắng và xuất hiện muội đen.

- Giải thích: ở điều kiện nhiệt độ, Mg đã phản ứng với CO2 tạo ra muội than (Cacbon) màu đen và MgO màu trắng.

PTHH: Mg + CO2 → MgO + C

Mg: Chất khử

CO2: Chất oxi hóa

Từ thí nghiệm trên ta thấy không thể dập tắt Mg đang cháy bằng bình phun CO2 vì Mg cháy trong CO2 làm cho đám cháy mạnh hơn.

Thí nghiệm 4: Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit

- Tiến hành TN:

   + Rót vào ống nghiệm 2ml dd FeSO4

   + Thêm vào đó 1ml dd H2SO4

   + Nhỏ từng giọt dd KMnO4 vào ống nghiệm, lắc nhẹ.

- Hiện tượng: Dd mất màu tím của KMnO4, xuất hiện muối màu đỏ nâu của Fe3+.

- Giải thích: KMnO4 là chất oxi hóa mạnh, có khả năng oxi hóa Fe2+ lên Fe3+ do đó làm mất màu thuốc tím.

PTHH: KMnO4 + 10FeSO4 + 7H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + 7H2O

KMnO4: Chất oxi hóa

FeSO4: Chất khử

Xem đáp án và giải thích
Tính thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố Na có trong Na3SO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố Na có trong Na3SO4


Đáp án:

MNa2SO4 = 23.2 +32.1 +16.4 = 142 g/mol

Trong 1 mol Na2SO4 có: 2 mol nguyên tử Na

%mNa = 32,39%

Xem đáp án và giải thích
Trong một dung dịch có chứa a mol Ca2+ , b mol Mg2+ , c mol Cl− và d mol NO−3 . 1. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d. 2. Nếu a=0,01; c=0,01; d=0,03 thì b bằng bao nhiêu ?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Trong một dung dịch có chứa a mol  , b mol  , c mol  và d mol  .

1. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d.

2. Nếu a=0,01; c=0,01; d=0,03 thì b bằng bao nhiêu ?





Đáp án:

1. Trong một dung dịch, tổng diện tích của các cation bằng diện tích của các anion, vì vậy : 2a+2b=c+d

2. 




Xem đáp án và giải thích
Người ta sản xuất cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau: (trong ngoặc là hiệu suất phản ứng của mỗi phương trình) Gỗ -35%→ glucozơ -80%→ ancol etylic -60%→ Butađien-1,3 -100%→ Cao su Buna Tính lượng gỗ cần thiết để sản xuất được 1 tấn cao su, giả sử trong gỗ chứa 50% xenlulozơ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta sản xuất cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau: (trong ngoặc là hiệu suất phản ứng của mỗi phương trình)

Gỗ -35%→ glucozơ -80%→ ancol etylic -60%→ Butađien-1,3 -100%→ Cao su Buna

Tính lượng gỗ cần thiết để sản xuất được 1 tấn cao su, giả sử trong gỗ chứa 50% xenlulozơ?


Đáp án:

H% chung = 35% x 80% x 60% x 100% = 16,8%; mXenlulozơ = 1. 50% = 0,5 tấn

Gỗ (C6H10O5)n → Cao su Buna (-CH2 – CH = CH – CH2-)n

   162n tấn     →     54n tấn

1. (162/54) : 16,8% = 125/7 ←H = 16,8%- 1 (tấn )

mgỗ = 125/7 : 50% = 35,714 tấn

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…