Xác định chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thổi dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 6,1 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và một oxit của kim loại R đốt nóng, tới khí phản ứng hoàn toàn thì chất rắn còn lại trong ống có khối lượng 4,82 gam. Toàn bộ lượng chất rắn này phản ứng vừa đủ với 150ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thấy thoát ra 1,008 lít khí H2 (đktc) và còn lại 1,28 gam chất rắn không tan. Xác định kim loại R và công thức oxi của kim loại R trong hỗn hợp A.


Đáp án:
  • Câu A. Ag và Ag2O

  • Câu B. Al và Al2O3

  • Câu C. Fe và Fe2O3 Đáp án đúng

  • Câu D. Fe và Fe3O4

Giải thích:

* Hướng giải 1:

- Gọi công thức của oxit kim loại là: R2On.

- Chỉ có CuO và R2On bị khử nO=(6.1-4.82)/16=0.08 mol.

- Hổn hợp sau phản ứng gồm có Al2O3, CuO ,R .

- n(HCl pư với Al2O3)=0.15 - 2nH2=0,06 mol.

Al2O3 + 6HCl => nAl2O3=0.01 m(rắn)=mCu => nCu=0.02 nO (trong R2On)=0.08 - 0.02 =0.06

mR2On=6.1 -0.01x102 - 0.02x80=3.48 (g) 3.48n/(2R+16n)=0.06 => R=21n => n=8/3; R=56 => Fe và Fe3O4.

* Hướng giải 2:

Đặt số mol của CuO, Al2O3, RxOy trong 6,1 gam hỗn hợp A lần lượt là a, b và c.

Có: 80a + 102b + (xMR + 16y)c = 6,1 (1) 1,28 + 102b + MRxc = 4,82 (2) 64a = 1,28 (3) 6b + nxc = 0,15 (4) nxc/2 = 0,045 (5) (3) => a = 0,02 ; (5) => ncx = 0,09 (6) (4) => b = 0,01 ; (2) => MR = 28n; => n = 2; MR = 56, R là Fe (6) => xc = 0,045 ; (1) => yc = 0,06 => x/y = 0,045/0,06 = 3/4; => x = 3; y = 4, công thức oxit là Fe3O4.

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tố clo thuộc chu kì 3 và nhóm VIIA, hãy cho biết đặc điểm và cấu hình electron nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của clo.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố clo thuộc chu kì 3 và nhóm VIIA, hãy cho biết đặc điểm và cấu hình electron nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của clo.


Đáp án:

Cấu hình electron nguyên tử của clo: ls2 2s2 2p6 3s2 3p5.

Tính chất hóa học cơ bản:

- Hóa trị cao nhất với oxi là 7; Công thức oxit cao nhất: Cl2O7.

- Hóa trị với hiđro là 1: Công thức hợp chất khí với hiđro: HCl.

- Oxit Cl2O7 là oxit axit. Axit HClO4 là axit rất mạnh.

Xem đáp án và giải thích
Cho 11 gam hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí) thấy có 12,8 gam lưu huỳnh tham gia phản ứng. Khối lượng sắt có trong 11 gam hỗn hợp đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 11 gam hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí) thấy có 12,8 gam lưu huỳnh tham gia phản ứng. Khối lượng sắt có trong 11 gam hỗn hợp đầu là


Đáp án:

n= 12,8/32 = 0,4 (mol)

⇒ mhh = mFe + mAl

Bảo toàn electron: 2nFe+ 3nAl = 2nS

⇒ 56nFe + 27 nAl = 11 ; 2nFe + 3nAl = 2.0,4)

⇒ nFe = 0,1 nAl = 0,2) ⇒ mFe = 0,1.56 = 5,6 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2, giữa nguyên tử H và nguyên tử Cl trong phân tử HCl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2, giữa nguyên tử H và nguyên tử Cl trong phân tử HCl.


Đáp án:

- Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ bỏ ra 3 electron lớp ngoài cùng tạo thành 3 cặp electron chung giữa hai nguyên tử nitơ. Mỗi nguyên tử trong phân tử N2 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử nitơ có 8 electron lớp ngoài cùng.

- Trong phân tử HCl, nguyên tử clo bỏ ra 1 electron lớp ngoài dùng tạo thành 1 cặp electron chung với một nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử HCl đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: nguyên tử hiđro có 2 electron, còn nguyên tử clo có 8 electron lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Tính hiệu suất phản ứng lên men
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Tính hiệu suất phản ứng lên men


Đáp án:

C6H12O6 -lên men→ 2C2H5OH + 2CO2

Vì NaOH dư ⇒ Muối là Na2CO3 ⇒ nCO2 = nNa2CO3 = 318/106 = 3 mol

⇒ nC6H12O6 = 1,5 mol ⇒ mC6H12O6 = 270 g

⇒ Hiệu suất H = 270/360 = 75 %

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau:     (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin     (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin     Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất sau:

    (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin

    (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin

    Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 


Đáp án:

(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)

- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3

- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…