Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch Br2?

Đáp án:
  • Câu A. alanin Đáp án đúng

  • Câu B. triolein

  • Câu C. anilin

  • Câu D. glucozơ

Giải thích:

Chọn A. Chất không tác dụng với dung dịch Br2 là alanin.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung nóng 3,72g hỗn hợp bột các kim loại Zn và Fe trong bột S dư. Chất rắn thu được sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng, nhận thấy có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng 3,72g hỗn hợp bột các kim loại Zn và Fe trong bột S dư. Chất rắn thu được sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng, nhận thấy có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b) Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.


Đáp án:

Theo đề bài cho, bột S dư nên Fe và Zn tác dụng hết với S.

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

Zn + S → ZnS

Fe + S → FeS

ZnS + H2SO4 → ZnSO4 + H2S

FeS + H2SO4 → H2S + FeSO4

Đặt nZn = x mol; nFe = y mol.

nH2S = 0,06 mol;

Ta có hệ phương trình:  65x + 56y = 3,72 và x + y = 0,06

Giải hệ phương trình trên ta được:

x = 0,04 mol, y = 0,02 mol.

mZn = 65 × 0,04 = 2,6g

mFe = 56 × 0,02 = 1,12g

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về các phương pháp điều chế kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân :


Đáp án:
  • Câu A. Mg

  • Câu B. Na

  • Câu C. Al

  • Câu D. Cu

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của các nguyên tố nào có giá trị độ âm điện lớn nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của các nguyên tố nào có giá trị độ âm điện lớn nhất?


Đáp án:

Nguyên tử của nguyên tố F có giá trị độ âm điện lớn nhất vì F có tính phi kim mạnh nhất. Người ta quy ước lấy độ âm điện của nó là 3,98 để xác định độ âm điện tương đối của các nguyên tố khác.

Xem đáp án và giải thích
Cho m(g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m(g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Tìm m?


Đáp án:

 Sau phản ứng Fe dư nên chỉ tạo muồi Fe(NO3)2.

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3 )3 + NO + 2H2O

    Fe + 2Fe(NO3 )3 → 3Fe(NO3 )2

    Áp dụng sự bảo toàn khối lượng (số mol) N ta có:

    nN(trong HNO3) = nN trong Fe(NO3)2 + nN trong NO,NO2

    Hay: 1,28 = 2. nFe(NO3)2 + 0,38

    nFe(NO3)2 = 0,5 mol = nFe phản ứng

    Vậy: mFe = 0,5.56 = m - 0,75m ⇒ m = 112 (g)

Xem đáp án và giải thích
Mỗi giờ 1 người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5m3 không khí cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình: a) Một thể tích không khí là bao nhiêu? b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu? (Giả sử các thể tích khí được đo ở đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mỗi giờ 1 người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5m3 không khí cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình:

a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?

b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu?

(Giả sử các thể tích khí được đo ở đktc)


Đáp án:

Lượng không khí cần dùng trong 1 ngày (24 giờ) cho mỗi người là:

VKhông khí = 0,5m3 . 24 = 12m3.

Do trong không khí oxi chiếm 21% về thể tích nên thể tích khí oxi cần dùng trong 1 ngày cho một người trung bình là:

V oxi = 12.(1/3).(21/100) = 0,84m3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…