Cho phản ứng: 2X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí) Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho phản ứng: 2X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí)

Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?


Đáp án:

Vban đầu = k.[X] 2.[Y] = kx2y ( với x, y là nồng độ của X, Y)

Khi áp suất của hệ tăng 3 lần thì nồng độ các chất cũng tăng gấp 3 lần .

⇒ Vsau= k.[3X] 2.[3Y]= k(3x) 2 .(3y)=27kx2y

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. Có thể phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.

  • Câu B. Glucozơ và mantozơ đều bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, nung nóng).

  • Câu C. Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.

  • Câu D. Fructozơ không làm mất màu nước brom.

Xem đáp án và giải thích
Bổ túc và cân bằng các pt theo sơ đồ: a. HCl + ? → Cl2 + ? + ? b. ? + ? →CuCl2 + ? c. HCl + ? →CO2 + ? + ? d. HCl + ? →AgCl + ? e. KCl + ? →KOH + ? + ? f. Cl2 + ? →HClO + ? g. Cl2 + ? NaClO + ? + ? h. Cl2 + ? → CaOCl2 + ? i. CaOCl2 + ? → HClO + ? k. NaClO + ? → NaHCO3 + ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bổ túc và cân bằng các pt theo sơ đồ:

a. HCl + ? → Cl2 + ? + ?        b. ? + ? →CuCl2 + ?

c. HCl + ? →CO2 + ? + ?        d. HCl + ? →AgCl + ?

e. KCl + ? →KOH + ? + ?        f. Cl2 + ? →HClO +  ?

g. Cl2 + ?  NaClO +  ? + ?        h. Cl2 + ?  → CaOCl2 + ?

i. CaOCl2 + ?  → HClO + ?        k. NaClO + ? → NaHCO3  + ? 


Đáp án:

a. HCl + MnO2 → Cl2 + H2O + MnCl2                

b. CuO + HCl → CuCl2 + H2O

c. HCl + Na2CO3 → CO2 + NaCl + H2O     

d. HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3

e. KCl + H2O −đpdd cmn→ KOH + Cl2 + H2O            

f. Cl2 + H2O → HClO +  HCl

g. Cl2 + NaOH → NaClO +  NaCl + H2O  

h. Cl2 + Ca(OH)2 đặc →  CaOCl2 + H2O

i. CaOCl2 + HCl → HClO + CaCl2       

k. NaClO + H2CO3  → NaHCO3  + HClO

Xem đáp án và giải thích
Từ dung dịch MgSO4 2M làm thế nào pha chế được 100ml dung dịch MgSO4 0,4M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ dung dịch MgSO4 2M làm thế nào pha chế được 100ml dung dịch MgSO4 0,4M?

 

Đáp án:

nMgSO4 = V.CM = 0,04 mol

Thể tích dung dịch MgSO42M trong đó có thể hòa tan 0,04 mol MgSO4:

VMgSO4 = n/CM = 0,02 l = 20 ml

* Cách pha chế:

   - Đong lấy 20ml dung dịch MgSO4 2M cho vào bình chứa.

   - Cho thêm từ từ nước cất vào bình cho đủ 100ml. Lắc đều ta được 100ml dung dịch MgSO4 0,4mol/l.

Xem đáp án và giải thích
Dẫn 0,09 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,15 mol hỗn hợp khí Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng CuO (dư, nung nóng) thu được chất rắn Z gồm 2 chất. Cho Z vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn 0,09 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,15 mol hỗn hợp khí Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng CuO (dư, nung nóng) thu được chất rắn Z gồm 2 chất. Cho Z vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là


Đáp án:

Ta có n Cphản ứng = n hỗn hợp - nhỗn hợp khí Y = 0,15 - 0,09 = 0,06 mol

Bảo toàn electron: 4nC = 2nCu

=> nCu = 0,12 mol => mCu = 7,68 gam

Xem đáp án và giải thích
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học ? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học ? Giải thích.


Đáp án:

Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hoá học do kim loại có tác dụng hoá học với môi trường xung quanh, kết quả là kim loại bị oxi hoá và mất đi tính chất quý báu của kim loại.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…