Phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các PTHH dưới đây,phương trình phản ứng nao tạo ra ản phẩm khí? a. Cl2 + Na → b. AgNO3 + BaCl2 → c. Fe + HCl + NaNO3 → d. Fe + HCl + KNO3 → e. H2 + C2H3COOCH3 → f. FeS2 + H2SO4 → h. H2 + CH3CH2CH=O → g. AgNO3 + H2O + NH3 + C6H12O6 → m. FeS2 + HNO3 → n. H2SO4 + Mg(OH)2 →

Đáp án:
  • Câu A. 4 Đáp án đúng

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 7

Giải thích:

Các phương trình hóa học: a. Cl2 + 2Na → 2NaCl b. 2AgNO3 + BaCl2 → 2AgCl + Ba(NO3)2 c. Fe + 4HCl + NaNO3 → 2H2O + NaCl + NO + FeCl3 d. Fe + 4HCl + KNO3 → 2H2O + KCl + NO + FeCl3 e. H2 + C2H3COOCH3 → CH3CH2COOH f. 2FeS2 + 14H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 14H2O + 15SO2 h. H2 + CH3CH2CH=O → CH3CH2CH2OH g. 2AgNO3 + H2O + 2NH3 + C6H12O6 → 2Ag + 2NH4NO3 + C6H12O7 m. .2FeS2 + 10HNO3 → Fe2(SO4)3 + 4H2O + H2SO4 + 10NO n. H2SO4 + Mg(OH)2 → 2H2O + MgSO4 Vậy có tất cả 4 phương trình tạo ra chất khí.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân biệt các khái niệm: a) Peptit và protein. b) Protein đơn giản và protein phức tạp. c) Protein phức tạp và axit nucleic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các khái niệm:

a) Peptit và protein.

b) Protein đơn giản và protein phức tạp.

c) Protein phức tạp và axit nucleic.


Đáp án:

a) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

b) Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,...

Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

c) Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

Axit nucleic là protein của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C, mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, X, G, T, U).

Xem đáp án và giải thích
Đốt 5,6 gam Fe trong V lít khí Cl2 (đktc), thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 39,5 gam kết tủa. giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt 5,6 gam Fe trong V lít khí Cl2 (đktc), thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 39,5 gam kết tủa, giá trị của V là bao nhiêu?


Đáp án:

0,1 mol Fe + a mol Cl2 → hh X → dd Fe(NO3)3 + (Ag, AgCl)

Fe  -->  Fe3+    + 3e

0,1          0,1         0,3

Cl2   + 2e  --> 2Cl    --> AgCl

a          2a         2a                a

Ag+  + e    --> Ag

b           b           b

bảo toàn e: 2a + b = 0,3 (1)

khối lượng kết tủa: 143,5.2a + 108b = 39,5 (2)

giải hệ (1) và (2) ta được a = 0,1; b = 0,1

V = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây ?


Đáp án:
  • Câu A. Đun nóng với Cu(OH)2 có kết tủa đỏ gạch.

  • Câu B. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.

  • Câu C. Đều tác dụng với dung AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.

  • Câu D. Đều tham gia phản ứng thủy phân.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí và làm giấy quì tím ẩm chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Brom. Cô cạn Z thu m gam muối khan. Giá trị m là?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí và làm giấy quì tím ẩm chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Brom. Cô cạn Z thu m gam muối khan. Giá trị m là?


Đáp án:

X tác dụng NaOH tạo khí Y nên X: R1COOH3NR2

Dung dịch Z làm mất màu nước Brom nên R1 có liên kết đôi C=C, suy ra R1 ≥ 27 (1)

Khí Y làm giấy quỳ tím ẩm hóa xanh nên Y: R2NH2 và MY > 29 =>R2 + 16 > 29

⇒ R2 >13 (2)

Ta có: MX = R1 + R2 + 67 = 103 suy ra R1 + R2 = 42 (3)

Từ (1), (2), (3) R1= 27: CH2=CH- và R2 = 15: CH3-

CH2=CH-COOH3NCH3 + NaOH → CH2=CH-COONa + CH3NH2 + H2O

0,1mol                                           → 0,1 mol

Giá trị m = 0,1.94 = 9,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ ?


Đáp án:

Các bà nội trợ thường nhắc nhở: Khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm. Điều này có thể giải thích một cách khoa học như sau: Trong đậu nành khô, nước rất ít. Do đó có thể coi nó như một dun dịch đặc và lớp vỏ là một màng bán thấm. Khi nấu, nước bên ngoài sẽ thẩm thấu vào trong đậu làm cho đậu nành nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong hạt đậu bị phá vở làm cho đậu mềm. Nếu khi nấu đậu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài có thể không đi vào trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước muối bên ngoài lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho muối quá nhiều. Thông thường khi nấu cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ không nên thêm đường quá sớm hoặc nấu thịt bò, thịt lợn không nên cho muối quá sớm vì cũng sẽ khó nấu nhừ.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…