Ở điều kiện thích hợp: chất X phản ứng với chất Y tạo ra anđehit axetic; chất X phản ứng với chất Z tạo ra ancol etylic. Các chất X, Y, Z lần lượt là
Câu A. C2H4, O2, H2O Đáp án đúng
Câu B. C2H2, H2O, H2
Câu C. C2H4, H2O, CO
Câu D. C2H2, O2, H2O
C2H4 + O2 → CH3CHO
C2H4 + H2O → C2H5OH => A.
Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng Mg đã phản ứng là?
Mg (0,4) + 2Fe3+ (0,8) → Mg2+ (0,8 mol) + 2Fe2+
Mg (0,05) + Cu2+ (0,05) → Mg2+ (0,05 mol) + Cu
Mg (x) + Fe2+ (x) → Mg2+ (x mol) + Fe
⇒ Δm tăng = 0,05.64 + 56x - 24.(0,45 + x) = 11,6 ⇒ x = 0,6 mol
⇒ mMg = 24.(0,6 + 0,45) = 25,2 gam
Cho 0,1 mol hợp chất A tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 1,25M, sau đó cô cạn dung dịch thì được 18,75 g muối. Mặt khác, nếu cho 0,1 mol A tác dụng với lượng NaOH vừa đủ, rồi đem cô cạn thì được 17,3 gam muối. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A là một α-amino axit, không làm mất màu dung dịch KMnO4.
nHCl = 0,08.1,25 = 0,1 mol = nA
A + HCl tỉ lệ 1 : 1 → A có 1 nhóm –NH2
Công thức A có dạng : R(NH2)(COOH)a
(HOOC)a–R-NH2 + HCl → (HOOC)a–R-NH3Cl
H2N-R-(COOH)a + aNaOH → H2N-R-(COONa)a + aH2O
0,1(16 + R + 67a) = 17,3 ⇒ R + 67a = 157
⇒ a = 1; R = 90
A là một α-amino axit và không làm mất màu dung dịch KMnO4, suy ra A có gốc hidrocacbon thơm. Công thức cấu tạo của A.
Trộn 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch Y. Cho 10,96 gam Ba vào dung dịch Y, thu được 14,76 gam kết tủa. Tìm x?
Dung dịch Y gồm Al3+ 0,04 mol; SO42- 0,06 mol; H+ 0,1x mol; Cl- 0,1x mol
Theo bài ra nBa = 0,08 mol
Giả sử cho Ba vào Y chỉ thu được kết tủa là BaSO4 → n↓ = 0,063 > nSO42- = 0,06. Vậy kết tủa là BaSO4 0,06 mol và Al(OH)3
Khối lượng Al(OH)3 = 14,76 – 0,06. 233 = 0,78 → Số mol Al(OH)3 = 0,01 mol
Sau khi cho Ba vào dung dịch Y, dung dịch sau phản ứng chứa các ion:
Ba2+: 0,08 – 0,06 = 0,02 mol;
Cl-: 0,1x mol;
AlO2-: 0,04 – 0,01 = 0,03 mol
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích có: 0,02.2 = 0,1.x + 0,03 → x = 0,1.
Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2?
Câu A. dd Ba(OH)2.
Câu B. H2O.
Câu C. dd Br2.
Câu D. dd NaOH.
Trình bày khái quát tên gọi của beri
Tên gọi beri dành cho kim loại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp beryllostức berin. Nguyên tố này được Louis Vauquelin phát hiện năm 1798 như là oxit trong berin và trong ngọc lục bảo.
- Kí hiệu: Be
- Cấu hình electron: 1s22s2 hay [He]2s2
- Số hiệu nguyên tử: 4
- Khối lượng nguyên tử: 9
- Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: 4
+ Nhóm: IIA
+ Chu kì: 2
- Đồng vị: 7Be, 8Be, 9Be, 10Be
- Độ âm điện: 1,57
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet