Hãy giải thích vì sao không nên bón phân đạm cùng với vôi bột (vôi để khử chua ).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích vì sao không nên bón phân đạm cùng với vôi bột (vôi để khử chua ).

 





Đáp án:

Phân đạm là phân bón chứa nitơ như đạm hai lá ; đạm một lá 

Vôi bột là CaO sẽ tác dụng với tạo ra vôi tôi:

          

Vôi tôi tác dụng với phân đạm giải phóng khí NH3, làm mất đi một lượng nito của phân đạm:




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? Giải thích.


Đáp án:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

a) Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. Giải thích: Điều kiện để các chất phản ứng với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

b) Ảnh hưởng của áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ các chất khí tăng tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dần đến hai hệ quả sau:

- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng.

- Tần số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng tăng nhanh.

d) Ánh hưởng của diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Chất rắn với kích thước hạt nhỏ, có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước lớn hơn và cùng khối lượng, nên tốc độ phản ứng lớn hơn.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

Giải thích: Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

Xem đáp án và giải thích
Vận dụng tính chất hóa học của amin để giải quyết tình huống thực tế
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với ?


Đáp án:
  • Câu A. nước muối.

  • Câu B. nước.

  • Câu C. giấm ăn.

  • Câu D. cồn.

Xem đáp án và giải thích
Cho 1 gam axit axetic vào ống nghiệm thứ nhất và 1 gam axit fomic vào ống nghiệm thứ hai, sau đó cho vào cả hai ống nghiệm trên một lượng dư bột CaCO3. Đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí CO2 thu được (đo ở cùng điều kiện) thoát ra: A. Từ hai ống nghiệm là bằng nhau. B. Từ ống nghiệm thứ nhất nhiều hơn ống nghiệm thứ hai. C. Từ ống nghiệm thứ hai nhiều hơn ống nghiệm thứ nhất. D. Từ mỗi ống nghiệm đều lớn hơn 2,24 lít (đktc).
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 1 gam axit axetic vào ống nghiệm thứ nhất và 1 gam axit fomic vào ống nghiệm thứ hai, sau đó cho vào cả hai ống nghiệm trên một lượng dư bột CaCO3. Đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí CO2 thu được (đo ở cùng điều kiện) thoát ra:

 


Đáp án:
  • Câu A. Từ hai ống nghiệm là bằng nhau.

  • Câu B. Từ ống nghiệm thứ nhất nhiều hơn ống nghiệm thứ hai.

  • Câu C. Từ ống nghiệm thứ hai nhiều hơn ống nghiệm thứ nhất.

  • Câu D. Từ mỗi ống nghiệm đều lớn hơn 2,24 lít (đktc).

Xem đáp án và giải thích
Số mol HNO3 bị khử trong phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hoà tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp khí Z ở đktc gồm N2O và NO có tỉ khối so với hydro là 18,5. Cô cạn dung dịch Y thu được 127 gam hỗn hợp muối khan. Tính số mol HNO3 bị khử trong các phản ứng trên là:

Đáp án:
  • Câu A. 0,15 mol

  • Câu B. 0,35 mol

  • Câu C. 0,25 mol

  • Câu D. 0,45 mol

Xem đáp án và giải thích
Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được thể tích khí H2 (ở đktc). Tìm V hidro?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được thể tích khí H2 (ở đktc). Tìm V hidro?


Đáp án:

Số mol Fe là: nFe = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 → 0,1 (mol)

Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…