Trình bày tính chất hóa học của MgO
- Mang tính chất hóa học của oxit bazo:
Tác dụng với axit
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)3 + H2O
Tác dụng với oxit axit
MgO + CO2 → MgCO3
Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì? Lấy các thí dụ minh họa.
Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion:
Chất tham gia phản ứng phải tan ( trừ phản ứng với axit)
Có sự tạo thành:
- Chất kết tủa (chất ít tan hơn, chất không tan)
- Chất dễ bay hơi
- Chất điện li yếu hơn.
Ví dụ:
+ Sản phẩm là chất kết tủa
Phương trình dưới dạng phân tử:
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl
Phương trình ion rút gọn:
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
+ Sản phẩm là chất điện li yếu
Phương trình dưới dạng phân tử:
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
Phương trình ion rút gọn:
2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O
Oxi hóa hoàn toàn 1,5 gam hợp chất hữu cơ X, thu được 0,224 lít N2 và 0,896 lít CO2 (các khí đều đo ở đktc) và 0,9 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxi trong 1,5 gam X là bao nhiêu gam?
nN = 2nN2 = 0,02 ⇒ mN = 0,28
nC = nCO2 = 0,04 ⇒ mC = 0,48
nH = 2nH2O = 0,1 ⇒ mH = 0,1
⇒ mO = 1,5 – mN – mC – mH = 0,64 gam
Thực hiện hai thí nghiệm:
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tìm biểu thức quan hệ giữa V1 và V2?
Có nCu = 0,06 mol.
PTHH: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.
- Thí nghiệm 1: nH+ = nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng Cu dư → nNO = nH+: 4 = 0,02 mol.
- Thí nghiệm 2: nH+ = 0,16 mol; nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng NO3- dư → nNO = 0,04 mol.
Tỷ lệ V1 :V2 = 1:2 mol.
a) Tecpen là gì?
b)Tecpen có ở những nguồn thiên nhiên nào?
a) Tecpen là tên gọi của nhóm hidrocacbon không no có công thức chung là (C5H8)_n
b) Tecpen có nhiều trong tinh dầu thảo mộc.
1. Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm khô: 1ml C2H5OH, 1ml CH3COOH nguyên chất và 1 giọt H2SO4 đặc.
+ Lắc đều, đun cách thủy 5-6 phút.
+ Làm lạnh, rót vào ống nghiệm 2ml dd NaCl bão hòa.
- Hiện tượng: có lớp este mùi thơm tạo thành nổi lên trên dd NaCl.
- Giải thích: Este gần như không tan trong nước nên chất lỏng thu được phân 2 lớp, este nhẹ nổi lên trên bề mặt.
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của glucozo với Cu(OH)2
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 2-3 giọt CuSO4 5%, 1ml dd NaOH 10%
+ Lắc nhẹ, gạn lấy kết tủa Cu(OH)2
+ Thêm vào ống nghiệm 2ml dd glucozo 1%
+ Lắc nhẹ sau đó đun nóng, để nguội. Quan sát
- Hiện tượng:
+ Lúc đầu xuất hiện kết tủa do:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
+ Nhỏ dd glucozơ vào kết tủa Cu(OH)2 bị tan cho phức đồng glucozơ, dd xanh lam.
C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O
+ Sau đó khi đun nóng màu xanh của phức nhạt dần và xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 → C5H11O5COOH + Cu2O + 2H2O
- Giải thích: Glucozo phản ứng làm tan kết tủa Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. Khi đun nóng xảy ra phản ứng của Cu(OH)2 với nhóm CHO của glucozo nên tạo kết tủa đỏ gạch của Cu2O.
3. Thí nghiệm 3: Tính chất của saccarozo
Thí nghiệm a)
- Tiến hành TN:
+ Rót 1,5ml dd saccarozo 1% vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 (điều chế ở TN 2)
+ Lắc nhẹ, quan sát. Sau đó đun nóng dung dịch.
- Hiện tượng: Kết tủa Cu(OH)2 tan tạo phức màu xanh đậm.
- Giải thích: saccarozo là 1 poliol có nhiều nhóm OH kề nhau nên đã phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra phức đồng có màu xanh đậm.
PTHH: 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H22O11)2Cu + 2H2O
Thí nghiệm b)
- Tiến hành TN:
+ Rót vào ống nghiệm 1,5ml dd saccarozo 1%, 0,5ml dd H2SO4.
+ Đun nóng dd 2-3 phút.
+ Để nguội, cho từ từ NaHCO3 (tinh thể) khuấy đều đến khi ngừng thoát khí CO2.
+ Rót dd vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2.
+ Lắc đều cho tan, đun nóng.
- Hiện tượng:
+ Kết tủa Cu(OH)2 bị tan cho phức đồng glucozơ, dd xanh lam.
+ Sau đó khi đun nóng màu xanh của phức nhạt dần và xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
- Giải thích: Saccarozo bị thủy phân trong môi trường axit tạo ra glucozo và fructozo.
PTHH: C12H22O11 → C6H12O6 (glucozo) + C6H12O6 (fructozo)
Thêm NaHCO3 khi ngừng thoát khí CO2 => hết H2SO4.
PTHH: NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
Dd làm tan kết tủa Cu(OH)2 có phản ứng của glucozo với Cu(OH)2.
PTHH: C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O
Khi đun nóng phản ứng tạo Cu2O đỏ gạch do gốc CHO của glucozo phản ứng với Cu(OH)2.
PTHH: C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 → C5H11O5COOH + Cu2O + 2H2O
4. Thí nghiệm 4: Phản ứng của hồ tinh bột với iot.
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 2ml dd hồ tinh bột 2% và thêm vài giọt hồ tinh bột.
+ Lắc nhẹ, đun nóng quan sát. Để nguội quan sát lại hiện tượng.
- Hiện tượng: Nhỏ dd iot vào hồ tinh bột → dd màu xanh; đun nóng → mất màu; để nguội → dd màu xanh trở lại.
- Giải thích: Phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra dd có màu xanh. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm cho dd có màu xanh.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet