Trong giờ thực hành hóa học, học sinh A cho 32,5 gam kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, trong khí đó học sinh B cho 32,5 gam sắt cũng vào dung dịch H2SO4 loãng như ở trên. Hãy cho biết học sinh A hay học sinh B thu được nhiều khí hiđro (đo ở đktc) hơn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong giờ thực hành hóa học, học sinh A cho 32,5 gam kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, trong khí đó học sinh B cho 32,5 gam sắt cũng vào dung dịch H2SO4 loãng như ở trên. Hãy cho biết học sinh A hay học sinh B thu được nhiều khí hiđro (đo ở đktc) hơn?


Đáp án:

Học sinh A:

Số mol Zn là: nZn = 0,5 mol

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

0,5 → 0,5 (mol)

Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,5 = 11,2 lít

Học sinh B:

Số mol Fe là: nFe = 0,58 mol

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

0,58 → 0,58 (mol)

Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,58 = 12,99 lít.

Vậy học sinh B thu được nhiều khí hiđro hơn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?


Đáp án:

Do tính khử của Fe > Cu. Fe-Cu tạo thành một cặp pin điện hóa trong đó Fe bị ăn mòn trước.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn, MA < MB. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít khí hidro (đktc). Kim loại B là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B nằm kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn, MA < MB. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít khí hidro (đktc). Kim loại B là gì?


Đáp án:

Đặt công thức chung của 2 kim loại là X, hóa trị n

X + nH2O → X(OH)n + n/2 H2

Ta có: aX = 6,2 và 0,5an = 0,1 ⇒ X/n = 62

Với n = 1: tính được X = 62. Hai kim loại A, B lần lượt là K và Rb

Với n = 2: tính được X = 31. Hai kim loại A, B lần lượt là Mg và Ca

Trường hợp này loại vì Mg không tan trong nước.

Xem đáp án và giải thích
Nêu đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl. Giải thích: a) Vì sao lực axit cacboxylic lớn hơn của phenol và ancol? b) Vì sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cao hơn so với của anđehit, xeton và ancol có cùng số nguyên tử C?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl.

Giải thích:

a) Vì sao lực axit cacboxylic lớn hơn của phenol và ancol?

b) Vì sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cao hơn so với của anđehit, xeton và ancol có cùng số nguyên tử C?


Đáp án:

a) Khả năng phân li cho proton H+ tùy thuộc vào sự phân cực của liê kết –O-H (xem SGK)

Các nhóm hút electron làm giảm mật độ electron trên nguyên tử O ⇒ làm tăng độ phân cực của liên kết – O- H ⇒ H linh động hơn ⇒ tính axit tăng.

Các nhóm đẩy electron làm tăng mật độ electron trên nguyên tử O ⇒ làm giảm độ phân cực của liên kết – O –H ⇒ H kém linh động hơn ⇒ tính xaait giảm

Dựa trên đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron, ta thấy liên kết – O –H trong phân tử axit phân cực nhất rồi đến phenol và cuối cùng là ancol etylic.

b) Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cacboxylic cao hơn so với anđêhit, xeton và ancol có cùng số cacbon vì axit tạo được liên kết hidro liên phân tử bền vững hơn.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 thấy có 0,3 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra nhỏ tiếp dung dịch HCl vừa đủ vào lại thấy có 0,02 mol khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng bao nhiêu?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 thấy có 0,3 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra nhỏ tiếp dung dịch HCl vừa đủ vào lại thấy có 0,02 mol khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng bao nhiêu?


Đáp án:

Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O

a=0,02

Vậy dung dịch sau phản ứng gồm Fe3+ : 0,1 + 0,02 =0,12 mol

NO3- : 0,6 – (0,3 + 0,02) = 0,28 mol

Cl- = 4a =0,08 mol

Cô cạn thu được chất rắn có: m=0,12.56 + 0,28.62 + 0,08 .35,5 = 26,92g

Xem đáp án và giải thích
Để phân biệt các dung dịch: Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3: đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dùng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để phân biệt các dung dịch: Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3: đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dùng



Đáp án:

- Dùng dung dịch CaCl: Na2SO3 và Na2CO3 tạo kết tủa; NaHCO­3 và NaHSO3 không tạo kết tủa.

- Cho mỗi dung dịch trong từng nhóm vào nước brom: NaHSO3 làm mất màu nước brom, NaHCO3 không; Na2SO3 làm mất màu nước brom, Na2CO3 không.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…