Rifominh là gì? Mục đích của rifominh? Cho thí dụ minh hoạ.
Rifominh là quá trình dùng xúc tác và nhiệt biến đổi cấu trúc của hidrocacbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm.
Mục đích của rifominh là để tăng chỉ số octan
Ví dụ: Xăng được chưng cất từ dầu mỏ chứa chủ yếu là những ankan không phân nhánh vì vậy có chỉ số octan thấp, để tăng chỉ số octan người ta dùng phương pháp rifominh.
Bỏ qua trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng.
Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thoát ra.
Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.
Phương trình chữ của phản ứng:
Axit clohiđric + Canxi cacbonat → Canxi clorua + Nước + khí cacbon đioxit.
Chất tham gia axit clohiđric và canxi cacbonat.
Sản phẩm: canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit.
Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: sủi bọt khí.
Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4 , Ba(OH)2, KHCO3, KNO3, NaOH. Hãy chỉ ra các chất thuộc hợp chất muối?
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit
Các chất thuộc loại muối là: NaCl, CuSO4, KHCO3, KNO3
Câu A. 2,88 gam
Câu B. 2,56 gam
Câu C. 4,04 gam
Câu D. 3,84 gam
Cho 21,8g chất hữu cơ A chỉ chứa 1 loại nhóm chức tác dụng với 1 lit dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6g muối của axit hữu cơ X và 0,1 mol ancol Y. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết 0,5 lit dung dịch HCl 0,4M. Tính tổng khối lượng mol của X và Y?
nNaOH phản ứng = 0,5 - 0,5. 0,4 = 0,3 mol
→ nNaOH: nancol = 3: 1 → Y là ancol ba chức.
Giả sử A là (RCOO)3R1
MRCOONa = MR + 67 = 82 → MR = 15 → R là CH3 → X là (CH3COO)3R1
MX = 59.3 + MR1 = 218 → MR1 = 41 → R1 là C3H5
Vậy X là CH3COONa, Y là C3H5(OH)3 → MX + MY = 82 + 92 = 174.
Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X được Y. Cô cạn Y thu được m gam rắn khan, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm m?
Axit glutamic có dạng: HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH
⇒ naxit glutamic = 0,09 mol
Có nHCl = 0,2 mol; nNaOH = 0,4 mol
⇒ nNaOH dư = nNaOH ban đầu – (2nGlutamic + nHCl) = 0,02 mol
⇒ Chất rắn khan gồm:
0,02 mol NaOH;
0,09 mol NaOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COONa;
0,2 mol NaCl.
⇒ m = 29,69 g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB