Lấy một số thí dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dich điện li là phản ứng giữa các ion?
Thí dụ 1: AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3
AgNO3, NaCl, NaNO3 là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion. Ta có phương trình ion:
Ag+ + NO3- + Na+ + Cl- → AgCl ↓ + NO3- + Na+
Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của:
Ag+ + Cl- → AgCl ↓
Còn các ion NO3- và Na+ vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng.
Thí dụ 2: Na2SO3 + 2HCl → 2 NaCl + H2O + SO2 ↑
Na2SO3, HCl, và NaCl là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion. Ta có phương trình ion:
2Na+ + SO32- + 2H+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + H2O + SO2 ↑
2H+ + SO32- → H2O + SO2 ↑
Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của 2H+ và SO32- còn các ion Na+ và Cl- vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng. Thực chất các phản ứng trong dung dịch điện li là phản ứng giữa các ion vì các chất điện li đã phân li thành các ion.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (dktc). Giá trị của m là :
Câu A. 1,2
Câu B. 1,56
Câu C. 1,72
Câu D. 1,66
Cho 2,84 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672 ml khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của hai muối( CaCO3 , MgCO3) trong hỗn hợp là :
Câu A. 35,2 % và 64,8%.
Câu B. 70,4% và 29,6%.
Câu C. 85,49% và 14,51%.
Câu D. 17,6% và 82,4%.
Hãy cho biết tên của các lớp electron ứng với các giá trị của n = 1, 2, 3, 4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân lớp electron?
Tên của các lớp electron:
- ứng với n = 1 là lớp K.
- ứng với n = 2 là lớp L.
- ứng với n = 3 là lớp M.
- ứng với n = 4 là lớp N.
Số phân lớp electron trong mỗi lớp:
- Lớp K có 1 phân lớp (ls).
- Lớp L có 2 phân lớp (2s, 2p).
- Lớp M có 3 phân lớp (3s, 3p, 3d).
- Lớp N có 4 phân lớp (4s, 4p, 4d, 4f).
Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được 3,36 lít H2 ở đktc. % khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:
Câu A. 64%.
Câu B. 54%.
Câu C. 51%.
Câu D. 27%.
Hãy cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử: Ag+/Ag; Al3+/Al và 2H+/H2. Giải thích và viết phương trình hóa học
Cặp Ag+/Ag và Al3+/Al
EoAl3+/Al = -1,66 (V)
EoAg+/Ag = 0,8 (V)
Chiều của phản ứng:
Al + 3Ag+ → Al3+ + 3Ag
Cặp Ag+/Ag và 2H+/H2
EoAg+/Ag = 0,8 (V); Eo2H+/H2 = 0
=> Chiều của phản ứng: H2 + 2Ag+ → 2H+ + 2Ag
Cặp Al3+/Al và 2H+/H2 EoAl3+/Al = -1,66 (V); Eo2H+/H2 = 0
=> Chiều của phản ứng: 2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet